Chuyện “thâm cung” ở bệnh viện qua lời kể của một bác sỹ về hưu

Chuyện “thâm cung” ở bệnh viện qua lời kể của một bác sỹ về hưu

Có những câu chuyện kinh hoàng ở các phòng khám, bệnh viện mà bất cứ ai nghe xong cũng phải bật khóc, kêu “Trời!”.

Qua lời tâm sự của một vị bác sĩ quân đội đã về hưu tên X.,chúng tôi vô tình được biết rất nhiều câu chuyện vui buồn, chua xót ở các bệnh viện mà hiếm bệnh nhân nào biết và dám tin vào sự thật này. 
 
Bác X. cho biết, trong cuộc đời làm nghề của mình, bác đã trải qua rất nhiều vui – buồn với chính công việc mà bác đã chọn gắn bó và đam mê. Với kinh nghiệm nhiều năm trong quân y, sau khi về hưu vẫn thấy mình còn sức và còn đam mê, bác lại tham gia vào một tập đoàn y tế lớn của nước ngoài (có nhiều bệnh viện tư tại Việt Nam) với vị trí bác sĩ trưởng khoa. Chúng tôi biết bác qua lời giới thiệu của nhiều người có tuổi đời lâu năm trong ngành y, với những thông tin đáng cảm phục: “Đó là một trong những ông bác sĩ hiếm hoi còn sót lại sống với nghề đúng với câu “Lương y như từ mẫu””.

Trong cuộc trò chuyện dài về sức khỏe, về bệnh nhân và về ngành y của đất nước, bác X. chia sẻ: “Làm bác sĩ thật ra không sướng như người ta vẫn nghĩ. Chúng tôi không vô hồn trước những mất mát (cái chết của bệnh nhân) mà có những khắc khoải của riêng mình, dù đã cố gắng hết sức, có khi nó là sự ám ảnh, có khi nó thành sự dằn vặt bản thân mình suốt một đoạn đường dài chứ không dễ. Tuy nhiên, có một thứ đáng quý nhất là tình cảm của bệnh nhân và gia đình họ dành cho các y bác sĩ chữa trị cho mình. Một số trường hợp bệnh nặng, nguy kịch và không qua khỏi nhưng gia đình người bệnh vẫn nắm tay cám ơn mình vì họ tận mắt thấy được sự cố gắng hết mình của chúng tôi. Tôi tin, đó là sự sẻ chia và tình cảm mà không một ngành nghề nào may mắn có được như ngành y này. Đó là diễm phúc mà tôi luôn ghi nhận để cố gắng và luôn tận tình vì bệnh nhân, không bao giờ để họ thất vọng khi đã tin tưởng vào mình”.

Chuyện “thâm cung” ở bệnh viện qua lời kể của một bác sỹ về hưu 1
Chỉ cần một hành động sai quy trình của một y bác sĩ trong nhóm phẫu thuật cũng có thể gây chết người bất ngờ. Ảnh minh họa.

Tâm sự về “sự khắc khoải, dằn vặt” từng có trong quá trình làm nghề, bác X. cũng thật tình chia sẻ: “Khi còn làm việc ở một bệnh viện công, tôi từng chứng kiến cái chết của một người đàn ông sau ca phẫu thuật mổ tim chỉ vì sự lơ đãng rất nhỏ của một y tá phụ mổ. Hôm đó, phòng mổ tiếp nhận 2 bệnh nhân, một đứa bé 3 tuổi và một người đàn ông tầm 60 tuổi. Sau ca phẫu thuật, đứa bé bị phát hiện nhiễm một con vi khuẩn hiếm gặp và nó gây nhiễm trùng trong quá trình hậu phẫu, khiến cháu bé không qua khỏi dù ca phẫu thuật rất thành công và chúng tôi đã cố gắng hết sức. 

Chuyện không dừng ở đó, vài ngày sau, người đàn ông nằm cùng phòng mổ với cậu bé trên cũng bất ngờ có dấu hiệu nhiễm trùng và qua đời với đúng loại vi khuẩn hiếm có đã phát hiện trong cơ thể cậu bé kia. Ngay lập tức, tôi cho điều tra, kiểm duyệt lại tất cả quá trình thao tác công việc của những người tham gia hai ca mổ đó và phát hiện sai lầm chết người đã xảy ra chỉ vì… một cái găng tay. Một thành viên trong đội đã quên thay bao tay khi chăm sóc cậu bé trước khi quay sang chăm sóc cho người đàn ông. Một hành động vô thức nhưng gây tác hại là mạng sống của cả một con người. Hậu quả là vi khuẩn đã xâm nhập cơ thể ông mà không ai hay biết.

Sau việc đó, chúng tôi đã có những buổi họp kỷ luật và các lớp tuyên truyền về việc người làm nghề phải bảo đảm an toàn cho bệnh nhân để không lặp lại lịch sử. Nhưng thật ra, mỗi chúng ta đều biết, đó là việc ý thức trong từng người và không phải là việc mà những lớp học có thể dạy hay nhắc nhở được nếu người y bác sĩ đó không tự nhắc mình”.

Chuyện “thâm cung” ở bệnh viện qua lời kể của một bác sỹ về hưu 2
"Quy trình tiệt trùng nghiêm ngặt phải thực hiện đúng theo quy định, nhưng nhiều khi nó bị bỏ qua". Ảnh minh họa.

Về ngành y tế nước nhà, bác X. chia sẻ: “Tôi dám khẳng định một số y bác sĩ nước mình rất giỏi, không thua gì các đồng nghiệp quốc tế cả, thậm chí là giỏi hơn. Tuy nhiên, nền y tế Việt Nam không phát triển và luôn mang nhiều nguy hiểm hơn so với các nước láng giềng là vì cơ sở vật chất của chúng ta không đủ đáp ứng. Người bệnh có thể trải qua một ca phẫu thuật rất thành công nhưng vẫn có thể mất mạng vì biến chứng, viêm nhiễm trong quá trình hậu phẫu do sự tắc trách, vô lương tâm của một số cán bộ y tế, giường bệnh quá tải, vệ sinh không an toàn, lây nhiễm vi khuẩn từ người khác… Đó là điều mà bác sĩ như tôi không thể can thiệp được, bệnh nhân cũng không quản lý được mà cần cả một xã hội cùng thực hiện. Ngoài trường hợp mà tôi vừa kể, còn rất rất nhiều câu chuyện lây nhiễm tương tự khác đã xảy ra trên khắp cả nước mình mà hiếm bệnh nhân nào biết được họ đã bị truyền bệnh như thế nào. Mà nếu có biết chắc họ cũng không dám tin đó là sự thật!”.

 Chuyện “thâm cung” ở bệnh viện qua lời kể của một bác sỹ về hưu 3
"Quá tải, cơ sở vật chất kém và sự tắc trách của một số y bác sĩ đã gián tiếp giết chết không ít người". Ảnh minh họa.

Tiếp tục câu chuyện, bác X. nói: “Có những người y bác sĩ rất có tâm với nghề nhưng cũng có những người tắc trách lắm. Người dân, nhất là dân nghèo ở các tỉnh thường không am hiểu về sức khỏe nên họ đến bệnh viện là phó mặc hết toàn bộ sự sống của mình cho y bác sĩ, chứ không nghĩ ngợi cẩn thận như một số người dân thành phố hay người nước ngoài đâu. Tôi biết có một bệnh viện N.P ở C.M, đó là một bệnh viện lớn với lượng bệnh nhân mỗi ngày lên đến cả ngàn người. 

Họ đưa ra các chương trình giảm giá khám chữa bệnh lấy tiếng, dân nghèo tập trung rất nhiều nhưng hiếm ai biết với cơ sở vật chất và nhân lực ở đó, việc khám – chữa trị cho số lượng người như vậy thì vấn đề an toàn tiệt trùng là hoàn toàn không có. Tôi xin nhắc lại là hoàn toàn khộng hề có. Ví dụ như một bộ thiết bị nội soi cần khoảng thời gian tiệt trùng qua máy để bảo đảm sạch khuẩn là 30 phút, nhưng để đáp ứng đủ cho lượng bệnh nhân theo doanh số thì họ đã bỏ qua quá trình quan trọng này. 

Đó là lý do vì sao các bệnh nhân sẽ gặp trường hợp đi khám chữa bệnh A nhưng chưa khỏe đã phát hiện ra thêm bệnh B. Vợ chồng quan hệ có thai nhưng bị hỏng, sau khi hút thai về, cô vợ bất ngờ mang bệnh viêm gan B dù ông chồng vẫn khỏe phây phây… Có những lúc nhìn họ khuyến mãi kéo khách, dân nghèo tin tưởng giao mạng sống, sức khỏe của mình cho những người coi trọng đồng tiền hơn lương tâm như vậy mà tôi phải rùng mình. Mỗi ngày có cả ngàn người bệnh gặp nguy hiểm mà không hề biết được sự thật kinh hoàng này…”.

Theo Kênh 14

Câu chuyện đầy ý nghĩa dành cho những người làm con

Câu chuyện đầy ý nghĩa dành cho những người làm con
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
 
Đồng nghiệp ăn thử cơm cha nấu, khen rất ngon. Nhưng nó cảm thấy trong lời khen ấy, có chút gì như khinh thường. Đúng vậy, khinh thường. Một người cha chỉ biết nấu cơm, chỉ biết chịu khổ chịu cực không biết cách hưởng thụ cuộc sống. Phải chăng mẹ đã bỏ nó từ khi còn bé tí để theo một người đàn ông khác vì một người cha không có tiền đồ như vậy? Mẹ có thể tìm lại được cho mình một người chồng mới, nhưng nó thì không thể tìm lại cho mình một người cha mới được.

Hai giờ chiều. Cha vẫn chưa đến. Không biết làm gì mà cả ngày rảnh rỗi, chỉ là nấu ít cơm, gần đây nấu cũng linh tinh nữa. Hôm qua không có thịt, hôm kia 1 giờ chiều mới mang đến. Hôm kìa quên cả cho muối. Đợi suốt cả buổi chiều cha vẫn chưa đến. Bảy giờ tối, có cuộc điện thoại từ sở cảnh sát gọi tới: “Bố anh đang ở chỗ chúng tôi. Ông ấy lạc đường, mời anh đến đón về”

Lạc đường? Cha làm sao mà lạc đường được? Vừa đến sở cảnh sát, nhìn thấy cha vẫn cầm hộp cơm. Thấy nó đến, cha vội đưa tới cho nó: “Ăn cơm đi”. Cha đang làm gì vậy? Một hộp cơm cầm đến tận bây giờ, lại cầm đến đây? Nó đang muốn phát điên, thì người cảnh sát nói: “Có người phát hiện ông lão này mồ hôi nhễ nhại cứ đi đi lại lại, hỏi ông ấy đi đâu, ông ấy nói không nhớ, hỏi nhà ở đâu, tên gì, cũng không nhớ, thế là gọi điện cho chúng tôi, may mà chúng tôi đã tìm thấy danh thiếp của anh trên người ông cụ. Cha anh mắc chứng bệnh đãng trí tuổi già, phải trông coi ông cụ, đừng để ông ấy đi mất”.

Cha đã bị mắc bệnh đãng trí tuổi già? Giờ nó mới biết, để đưa cơm hộp cho nó, cha đã đi suốt cả buổi chiều trên con đường. Cái bệnh đãng trí tuổi già đã làm cha quên mất mình cần đi đâu, nhà mình ở đâu, mình là ai. Nhưng vẫn đinh ninh nhớ đến con trai, nhớ phải mang cơm hộp đến cho con trai. Cha bị đói suốt cả buổi chiều mà vẫn giữ nguyên hộp cơm. Hộp cơm đã nguội ngơ nguội ngắt, đưa ra trước mặt nó.

Một người đàn ông đã trưởng thành như nó, cuối cùng đã không kiềm chế được òa lên khóc.

Phục sát đất chiêu ghen thông minh của vợ!

Phục sát đất chiêu ghen thông minh của vợ!
18 giờ, chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: “sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng”. - Linh tính cho chị biết đó là… nhà nàng chứ không phải nhà hàng.
20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng.
Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.
Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tanh đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt.
“Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”.
“Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”.
Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa.
Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc.
Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng…
Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.
Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”.
Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”.
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người.
Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em – nghìn lần xin lỗi!
"Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm. Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như cô vợ này thì thật là cao thủ."

[Hài] Cô gái trẻ 25 tuổi đi "nặng" ngay ghế nằm xe khách

[Hài] Cô gái trẻ 25 tuổi đi "nặng" ngay ghế nằm xe khách
anh-nong-518caafd0f246.jpgSáng ngày 13/2 (tức 4 Tết) đã có rất nhiều người rời quê ra Hà Nội vừa đi làm, vừa đi chúc Tết người thân của mình. Cũng như họ, 9h sáng, tôi bắt xe khách từ Thanh Hóa ra Thủ đô, nhưng trên chuyến xe gặp một việc "dở cười, dở mếu".

Có lẽ "sự cố" đó "100 năm mới có 1 lần", bởi một cô gái khoảng 25 tuổi khá bắt mắt (đi từ Nghệ An), trên xe 2 đến 3 lần gọi nhà xe dừng xe để đi vệ sinh (đoạn đường này thuộc thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Tuy nhiên, nhà xe cố chạy ra nơi vắng vẻ, phần tránh CSGT, phần để hành khách trên xe đi vệ sinh cho tiện.

Được gần 5 phút thì xe khách bắt đầu bốc mùi hành khách hoang mang. Nhưng thật không may cho nhà xe H.C, BKS 37D-..., bởi quá bí bách, cô gái 25 tuổi kéo chăn đắp lút người, tụt quần "bậy" trên xe. Khoảng 5 phút sau, gần 40 hành khách trên xe chất lượng cao (giường nằm) hoảng hốt bởi "mùi lạ", người nào cũng bịt mũi, bịt miệng kêu la thối. Lúc này nhà xe H.C lên tiếng phàn nàn: "Sao nhà nào cho trẻ con đi xe mà không đeo bỉm cho con, để con ỉa ra quần thối như vậy chứ".

Chị Nguyễn Thị Thanh, vị khách Nghệ An nằm phía dưới, gường đối diện vị trí thứ 3 từ đầu xe xuống nói: “Không phải trẻ con ị đâu mà là người lớn, các anh dừng xe lại cho người ta dọn đi chứ không chịu đươc”. Nhưng nhà xe vẫn không tin là người lớn... "bậy" và chạy tiếp.

Tuy nhiên, mùi "bom tấn" càng lúc càng "tấn công" mạnh, đến mức không một ai trên xe có thể chịu được. Việc cô gái "ị đùn" trên xe đã 2-3 người biết. Quá thối, nhà xe phải dừng lại để cô gái trên gường nằm tầng 2 xử lý “bom tấn”. Khi xe dừng lại, hành khách chen chúc nhau xuống xe để tránh mùi thối...
 
anh-nong-518ca9e9e5f44.jpg
Cô gái đi bậy ngay trên xe khiến nhiều hàng khách khác bịt mũi vì mùi thối

Xuống xe tôi lân la hỏi, anh Hoàng Anh Thắng ở Hà Nội vào Nghệ An quê vợ, người nằm giường sau cô gái 25 tuổi cho biết: “Cô gái nằm trước tôi ị chứ ai. Lúc đầu tôi thấy cô ấy kêu 2 -3 lần, nhưng không thấy nhà xe dừng lại. Thấy vậy, tôi gọi nhà xe thêm mấy lần để họ dừng, nhưng họ vẫn không dừng. Vì tôi nghĩ con gái người ta ngại, nên tôi gọi hộ. Sau đó tôi nằm, thấy cô gái kéo chăn lút đầu trùm kín người, kéo quần ị trên xe và ít phút sau, cả xe kêu thối. Chắc Tết nhất ăn nhiều đồ lung tung, bụng dạ lại kém, nên mới bị "Tào Tháo đuổi"...”.

Còn chị Nguyễn Thị Hằng, lên xe ở Thanh Hóa, chia sẻ: “May cho cô gái ấy là đi một mình ra Hà Nội, chứ đi cùng bạn bè thì xấu hổ lắm đấy. Ở trong "nó" ra, có phải ở ngoài nó vào đâu mà ngăn lại được”.
 
Tiếp lời chị Hằng, anh Thắng cho biết thêm: “Tôi cũng không hiểu sao cô ấy lại không gọi quyết liệt chứ. Tôi cứ tưởng cô ấy "đi nhẹ", nhưng tôi cũng bảo dừng xe lại cho người ta đi vệ sinh. Lúc đó cô ấy còn bảo "đi nặng", ấy vậy cô ấy vẫn không gọi quyết liệt mà chọn biện pháp "bậy" trên gường mình nằm luôn”.

anh-nong-518cab56a72d4.jpg
Bị tào tháo rượt liên tục cô gái tiếp tục xuống đường để đi ngoài tiếp. 

Anh Hà Anh Tuấn, vị khách đi cùng xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội vui vẻ nói: “Nhà xe năm nay được "lộc" to rồi. 100 năm lịch sử mới xảy ra 1 lần thôi". Cả nhà xe 3 người dù bị "hỏng" 1 cái chăn, xe bốc mùi thối vẫn vui vẻ cười. Còn cô gái thì tím tái mặt mày. Như không chịu được "Tào Tháo đuổi", đến đường cao tốc đoạn Hà Nam, cô lại vội gọi nhà xe dừng xe rồi chạy xuống lề đường tiếp tục...


Người duy nhất không bấm nút tách huyện Từ Liêm thành 2 quận

Người duy nhất không bấm nút tách huyện Từ Liêm thành 2 quận
Tại cuộc họp bất thường Hội đồng nhân dân huyện Từ Liêm (HN) xung quanh vấn đề tách huyện thành 2 quận, anh Kiên là đại biểu duy nhất trong số 33 đại biểu không “bấm nút” tán thành.
 
“Trong mọi vấn đề, phản biện không phải để chống mà để xây, để làm rõ những hạn chế, tồn tại và khắc phục. Đặc biệt, mọi hành động đều không được đi ngược lại quyền lợi của nhân dân”. - Anh Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã mở đầu câu chuyện về quyết định của mình.
Người duy nhất nói “không”

Tháng 12/2013, tại cuộc họp bất thường Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Từ Liêm (HN) xung quanh vấn đề tách huyện Từ Liêm thành 2 quận, anh Kiên là đại biểu duy nhất trong số 33 đại biểu không “bấm nút” tán thành.

Khi tôi hỏi: “Lúc ấy, anh có chắc chắn về quyết định của mình và đâu là cơ sở để nêu ra quan điểm ấy?”, anh Kiên nhấn mạnh: Việc thành lập 2 quận sẽ dẫn tới phát sinh một bộ máy hành chính mới với khoảng 500-700 công chức.

“Tôi nhẩm tính, mức chi thường xuyên theo năm 2012 đã là khoảng 563 tỷ đồng. Mà đấy mới chỉ là chi thường xuyên thôi chứ có thêm quận mới thì phải xây dựng trụ sở mới, sân vận động mới, tòa án, viện kiểm sát, công an, quân sự đều phải mới. Để làm được điều đó thì cần có kinh phí từ đâu? Xin thưa, đó đều là tiền thuế của dân” - anh Kiên khẳng định.

 - 1
Anh Nguyễn Hữu Kiên.

Khi câu chuyện vào mạch, anh Kiên nêu thêm dẫn chứng: “Không thể dựa vào ý kiến lý giải việc chỉ thành lập quận Từ Liêm và giữ nguyên hiện trạng là quá lớn. Bởi nếu thế thì tại sao lại sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội?”.

Nguyễn Hữu Kiên sinh năm 1977, tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế (ĐH Ngoại giao), hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Từ 2004-2011 là đại biểu HĐND xã Thụy Phương và từ 2011 đến nay là đại biểu HĐND huyện Từ Liêm. Đáng chú ý, cả 2 khóa HĐND đều do anh tự đứng ra ứng cử và trúng cử với tỉ lệ phiếu bầu gần 80%. Người ta thường thấy “ông nghị trẻ” này lang thang khắp nơi với máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim để ghi nhận, phản ánh cử tri đưa ra HĐND. Trong chương trình hành động của mình khi ứng cử, anh cho biết không muốn là người đưa thư chuyên nghiệp, chỉ biết phản ánh kiến nghị cuả dân mà phải đeo bám vấn đề đến cùng.
Nêu lên những con số khác để phản biện, anh Kiên cho biết, Trung Quốc là quốc gia lớn mà cũng chỉ có 22 tỉnh và 11 cơ quan ngang tỉnh, Hàn Quốc có diện tích tương đương Việt Nam, nhưng cũng chỉ có 8 tỉnh. Ngay ở trong nước, tại thành phố Hồ Chí Minh, quận Gò Vấp có khoảng 550.000 dân cũng chỉ thành lập 1 quận hay phường 12 của quận Gò Vấp có khoảng 100.000 dân mà vẫn quản lý tốt.

“Vậy những con số đó mới chỉ mang tính so sánh chứ chưa nêu trực diện về tình hình của Từ Liêm”, khi tôi định hỏi câu này, anh Kiên như đọc được ý nghĩ của tôi và giải thích cụ thể hơn, với những thống kê vô cùng cặn kẽ. Theo đó, có nhiều số liệu chênh lệch giữa Tờ trình và Đề án tách huyện Từ Liêm thành 2 quận, thể hiện sự bất hợp lý thấy rõ so với thực tiễn.

“Điều này chỉ ra rằng, công tác chuẩn bị chưa kỹ càng và có dấu hiệu của việc “làm số” nhằm đạt yêu cầu tối thiểu mà Nghị định 62/2011/NĐ-CP đã đề ra. Cụ thể nhất là số liệu trong Đề án: Quận Nam Từ Liêm có 233.369 người sống trên diện tích 3.363,23ha, tương đương với 7.000 người/km2.

Tuy nhiên, thực tế làm lại phép chia thì 233.369 người chia trên 3.363,23ha là 6.938 người/km2. Như vậy là việc tách thành 2 quận chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu mà pháp luật đặt ra về mật độ dân số. Trong khi đó, vấn đề nhân sự chỉ được đề cập chung, vẻn vẹn chưa đầy nửa trang giấy A4”.

Từ những chứng cứ này, anh Kiên khẳng định: “Thấy chưa đúng pháp luật thì tôi có quyền kiến nghị. Bởi nếu đã đúng rồi thì tất nhiên thiểu số phải phục tùng đa số. Những sai sót nảy sinh do cơ quan tham mưu chưa làm hết trách nhiệm. Khi thấy sai quy định thì tôi không thể thông qua”.
Đưa ra những lập luận chứng minh quan điểm của mình là đúng, anh Kiên cho biết, mong muốn của anh không đi trái quan điểm của Đảng, của nhân dân. “Tôi đồng ý việc nâng lên quận, nhưng chỉ là 1 quận thôi. Ngày xưa, Từ Liêm cũng đóng góp cho việc thành lập 2 quận Cầu Giấy và Tây Hồ. 2 quận này hiện đều chỉ có 8 phường. Nếu Từ Liêm to quá thì có thể tách 1 phần của Từ Liêm vào Tây Hồ, 1 phần khác vào Cầu Giấy và nếu cần thiết hơn nữa thì thêm 1 phần vào quận Thanh Xuân để phần còn lại thành lập quận Từ Liêm”.

Thông qua bừa thì chỉ khổ dân
“Theo Điều 7, khoản 2 của Nghị định 62/2011/NĐ-CP thì mật độ dân số tối thiểu phải là 7.000 người/km2 (tức là đã ưu tiên cho những huyện gần nội đô, còn nếu không theo khoản 1 của Điều 7 phải là 10.000 người/km2) thì tại trang 64 của đề án đã chỉ ra rõ là quận Nam Từ Liêm không đáp ứng được điều này: 233.369 người/3.363,23 ha =6.938 người/km2. Để ép mật độ dân số các phường mới đạt quy định của Nghị định 62/2011/NĐ-CP, đề án này còn tự tạo cho mình cách tính mật độ dân số riêng đó là: Mật độ dân số = số dân chia cho diện tích đất tự nhiên trừ mặt nước, trừ diện tích được quy hoạch công viên rừng, trừ diện tích đất không thể cư trú, xây dựng… Tóm lại phải vượt tối thiểu 7.000 người/km2”.
Trong mọi vấn đề, yếu tố con người luôn mang tính chất quyết định. Với việc tách huyện Từ Liêm thành 2 quận, quá trình phổ biến, lấy ý kiến không chỉ diễn ra rất nhanh mà còn có những sai sót rất khó tin. Anh Kiên lấy ví dụ cụ thể: “Bí thư thôn nơi gia đình tôi đang sinh sống khi phổ biến với người dân thậm chí đã khẳng định, vấn đề này được Quốc hội thông qua rồi, bây giờ vấn đề chỉ là người dân đồng ý hay không đồng ý. Trong khi đó, Quốc hội không hề thông qua điều này. Cán bộ địa phương nói sai như thế thì người dân hiểu sai vấn đề là đương nhiên”.

Là người trong cuộc, anh Kiên cho biết, ngay ở cuộc họp HĐND, giờ vào họp là 8 giờ mà tài liệu chỉ được phát cho đại biểu trước đó có 5 phút thì không đủ thời gian để đọc và nghiên cứu kỹ.

“Trong Đề án, có nhiều cái sai mà nhiều đại biểu không phát hiện ra dù lỗi đó ở chính nơi họ đang làm chủ tịch hoặc bí thư. Tài liệu dài 78 trang mà chỉ có thời gian ít như thế thì không thể phát hiện cái sai, dẫn đến tâm lý đám đông bằng việc thông qua… bừa. Bên cạnh đó, toàn bộ những vấn đề phát sinh chưa được làm rõ trong Đề án. Ngay cả tổng tiền chi cho Đề án này hết bao nhiêu cũng chưa có. Chưa giải thích được khi tách thành 2 quận người dân được gì, mất gì, tầm nhìn thế nào cũng chưa có. Từ đó, dẫn đến những quyết định rất cảm tính”, anh Kiên phân tích.

Thêm một bất cập nữa được anh Kiên nêu ra là việc trong thời gian tới, Việt Nam có chủ trương chính quyền đô thị hóa, chỉ gồm 2 cấp thành phố và phường. “Nếu thành phố Hồ Chí Minh thí điểm và thành công thì chắc chắn sẽ đến lượt Hà Nội. Khi đó, thử hỏi các “ông trung gian” chính là các quận thì sẽ thay đổi hay đưa vào đâu?”.

Từ đó, anh Kiên nhấn mạnh, với tốc độ phát triển nhanh chóng của Từ Liêm và theo tầm nhìn 2020-2030, Từ Liêm sẽ nằm trong nội đô, trụ sở của các bộ, ban, ngành đều chuyển về Từ Liêm thì việc đưa huyện lên 1 quận là hợp lý, song cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh đưa ra những lời hứa treo với người dân.

Ngoài ra, nếu nhìn tổng thể, tách thành 2 quận sẽ nảy sinh mâu thuẫn mới là Nam Từ Liêm rất phát triển vì khu vực này tập trung các công ty, trụ sở lớn và được đầu tư nguồn vốn lớn. Trong khi đó, Bắc Từ Liêm chủ yếu là đất nông nghiệp sẽ không có nguồn vốn để phát triển. “Tiêu cực hay không thì tôi không tự đánh giá, nhưng rõ ràng, nếu chỉ là 1 quận thì sẽ tránh được rất nhiều phát sinh”, anh Kiên khẳng định.

Theo Đức Hiếu (Dân Việt)