Dịch vụ “Vú em cho người lớn” gây sốt Trung Quốc

Dịch vụ “Vú em cho người lớn” gây sốt Trung Quốc
Báo Want China Times của Đài Loan đưa tin, dịch vụ “Vú em cho người lớn” đi kèm là các hoạt động mại dâm đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc với mức phí lên tới cả nghìn USD.

Các “vú em” này cung cấp sữa mẹ cho khách hàng lớn tuổi, có thể kèm cả quan hệ tình dục và một số các dịch vụ tùy chọn khác. Một “phiên cho bú” có chi phí khoảng 160 USD, nếu khách hàng muốn quan hệ tình dục thì phải trả thêm 240 USD. Nếu khách hàng muốn các “vú em” này sống cùng trong một khoảng thời gian nhất định và tùy theo "điều khoảng hợp đồng" có kèm thêm dịch vụ “sex” hay không, chi phí rơi vào khoảng 320 USD đến 8.000 USD.

“Vú em cho người lớn”: Dịch vụ gây sốt Trung Quốc - 1
3 "vú em" trong một bữa tiệc "sữa mẹ" dành cho các đại gia.

Muốn tìm kiếm các "vú em" như vậy, các khách hàng Trung Quốc phải vào các trang web cung cấp dịch vụ này và trả một khoản phí đăng ký ban đầu là 10 USD. Các trang web này đưa ra các thủ tục nghiêm ngặt đối với các thành viên muốn đăng ký thông qua hàng loạt các điều kiện. Nếu thành viên đáp ứng được các điều kiện này họ sẽ có quyền được tiếp cận các vú em. Bên cạnh đó, họ sẽ được phép theo dõi vị trí của tất cả các "vú em" trên sổ sách của công ty và liên hệ với các "vú em" này bất cứ lúc nào cần.



Hầu hết các “vú em” vào ngành công nghiệp tình dục vì đời sống kinh tế khó khăn. Ngược lại khách hàng của họ lại thuộc những người tầng lớp cao trong xã hội, một số còn là những đại gia lớn. Theo chuyên gia tâm lý học Zhang Chun, khuynh hướng này được gọi là "Quy hồi ấu thơ", thường xuất hiện ở những người có khao khát tình mẫu tử mạnh mẽ dần dần trở thành một mong muốn bệnh lý và tính dục là muốn được bú sữa mẹ.

Một phát ngôn viên từ cảnh sát cho biết rằng, hoạt động một người trưởng thành trả tiền để được cho bú bằng sữa mẹ không bị cấm nhưng chính các hoạt động mại dâm đi kèm là bất hợp pháp và cần bị lên án. Hoạt động này cũng dấy lên một mối ngại lớn đến sức khỏe như liên quan đến các chứng bệnh, virus lây lan qua đường sữa mẹ.

Kinh hoàng hình ảnh phạm nhân “đâm” heroin trong trại giam

Kinh hoàng hình ảnh phạm nhân “đâm” heroin trong trại giam
Những người vừa hết hạn án tù trở về TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về ma túy tồn tại trong các trại giam. Có những phạm nhân mắc nghiện ma túy, khi vào tù không những không cai được mà còn nghiện nặng thêm. Thậm chí, có những phạm nhân khi vào tù chưa “dính” heroin, song đến khi ra tù thì… nghiện nặng. Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này tại Trại giam số 3 (Tân Kỳ, Nghệ An).

Lời kể của người nhà và phạm nhân
Tại Nhà thăm gặp của Phân trại K1 thuộc Trại giam số 3, bà Nguyễn Thị Th. ở phường Bến Thủy (TP.Vinh) than thở: “Đứa con trai của tui đang bị tù tại đây. Khổ quá chú ạ, nó nhắn tin về xin tiền liên tục, nó có biết ở nhà không dễ kiếm tiền đâu”. Chúng tôi hỏi:

- Nó đi tù, việc gì mà phải xin tiền nhiều thế?
- Tui đoán có lẽ nó mắc nghiện rồi, cần tiền để mua “thuốc”. Tui nghe nói heroin trong trại vẫn được mua bán không khác gì bên ngoài… Tui đau lắm! Trước khi vào trại nó mới chớm nghiện, tưởng vào tù tách khỏi môi trường bên ngoài, ai ngờ lại bị nghiện “oặt” mới khổ!

Một ngày đầu tháng 3/2011, chúng tôi đi cùng anh M. lên thăm người nhà đang thụ án tại Phân trại K2, Trại giam số 3. Sau khi chúng tôi trình “Giấy thăm gặp”, một nữ công an, cán bộ Phòng tiếp dân Phân trại K2 cho biết: “Gặp phạm nhân này hơi khó vì phạm nhân có thời gian nghiện”. Anh M. hỏi: “Nghiện thì lấy “thuốc” đâu để dùng?”. Nữ cán bộ nói: “Trong trại có bán, ít hay nhiều thì không biết”.

Trong khi chờ đợi để gặp người nhà, chúng tôi nghe 4 phạm nhân tự giác (là phạm nhân diện rộng, được làm việc trong khu vực trại, không bị canh gác) rỉ tai nhau chuyện heroin. Tôi hỏi một phạm nhân:

- Trong trại giam làm gì có heroin?
- Nhiều như khoai!
- Ai bán heroin, bán như thế nào?

- Thường các trùm ma túy đang thụ án trong trại đều có hàng bán. Họ có nhiều “chiêu” đưa lọt ma túy vào đây. Một số tay buôn ma túy ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong cũng học theo, lấy hàng từ ngoài vào bán nhưng chỉ lọt vài lần thì bị bắt vì chưa phải “trùm” nên chưa đủ mánh khóe. Tuy nhiên, trong này heroin bán đắt gấp ba bên ngoài, 100.000 đồng/tép.

- Phạm nhân nghiện trong trại thường chích hay hít?
- Phần nhiều là chích. Chỉ có “trùm” mới đủ tiền hít mà thôi!

- Bơm tiêm ở đâu để dùng cho đủ?
- Chích chung! Hàng chục người chích chung một cái. Người này vừa chích xong, người khác cầm vẩy một cái là chích liền. Vì thế nhiều người ở đây đã bị lây nhiễm HIV.

Hàng chục phạm nhân chích chung một bơm tiêm.

Phạm nhân này khuyên nếu có người nhà đang chịu án thì đừng nên xin chuyển về trại này, bởi “vào đây là nghiện ngay” và cho biết thêm, một số phạm nhân bắt đầu mắc nghiện sau khi vào trại, như Dũng “mỏ chuột” ở TP.Vinh mới vào vài tháng, lúc đầu “chơi thử cho vui”, giờ nghiện hẳn.

Quá kinh ngạc, chúng tôi hỏi:
- Vậy trong trại thường “chơi” vào giờ nào?
- Có “hàng” lúc nào thì chơi lúc ấy và tùy điều kiện…

Một phạm nhân khác tiếp lời: “Trong trại không thiếu heroin để “phạm” mua bán, đóng cửa buồng là dùng”.

Kinh hoàng “đâm” heroin trong buồng giam
Tìm hiểu, được biết: Để có tiền mua heroin, một số phạm nhân nghiện xoay xở đủ cách để xin người thân ở bên ngoài. Có phạm nhân bịa chuyện đã làm cháy ti-vi hoặc làm chập điện phải đền cho trại để xin tiền. Cách xin tiền thông dụng của các phạm nhân là xin cha mẹ, bạn bè gửi cho card điện thoại di động (ĐTDĐ) bằng cách nhắn tin mã số card. Nhận được mã số card, phạm nhân đem bán luôn cho các phạm nhân khác để lấy tiền mua ma túy. Vì thế, người thân ở nhà thắc mắc “Không biết trong tù chúng nó làm cái gì mà dùng điện thoại nhiều hơn cả mình?”.

“Đâm” là từ được phạm nhân sử dụng để chỉ việc chích heroin. Có hai loại “đâm”: Phạm nhân làm ở nhà thì “đâm” ban ngày. Phạm nhân đi làm bên ngoài phải chờ đêm đến mới “đâm”. Heroin được cho vào bơm tiêm hòa nước sôi hoặc nước lã, lắc mấy lắc là “đâm” liền. Bốn, năm người “đâm” chung một bơm tiêm, mỗi người “đâm” một “mắt” (một cc).

Tại TP.Vinh, chúng tôi gặp người có tên là L.T, từng ở Phân trại K1, Trại giam số 3. L.T thuật lại nhiều câu chuyện hết sức kinh hoàng về việc phạm nhân “đâm” heroin trong trại giam này:

- "Buồng giam nào cũng có người nghiện và có người bán heroin, có đội 25/30 phạm nhân nghiện nặng. Cứ đóng cửa buồng giam là “đâm”. Mỗi hội bốn người “đâm” một bơm tiêm, xong thì hội khác lại mượn bơm tiêm “đâm” tiếp. Bơm tiêm được dùng nhiều lần đến nỗi mờ hết chữ. Kim tiêm cùn trơ thì mài vào đít chén cho sắc rồi lại đâm tiếp. Sơn “ca rúc” ở TP.Vinh lúc mới vào trại “hít thử cho biết”, sau nghiện luôn. Chính tôi cũng thế. Tôi vào tù được hai năm thì được các ông có “số má”, “đại ca” trong này chiều chuộng lắm vì các ông rất thích “lính trẻ” nhập cuộc, nên cho chơi rồi nghiện.

Trong trại, chỉ có “trùm” mới đủ tiền hít heroin.

Không thiếu phạm nhân ra tù học thêm được cái... tội nghiện. Sau đó không có tiền hít nên phải đi ăn cắp, rồi phạm tội phải vào tù lại. Nhưng cũng có phạm nhân ra tù mua được nhà đàng hoàng vì trong tù buôn bán heroin nên sẵn tiền. "

Hỏi ma túy vào trại giam bằng cách nào, L.T cho biết: “Có nhiều cách. Một là, anh em và gia đình đưa lên cho các “trùm” ở trong trại để bán. Hai là, do chính phạm nhân mua từ “đầu nậu” ở gần trại bằng cách ban đêm phạm nhân gọi ĐTDĐ hẹn đầu nậu nơi để tiền, nơi giấu hàng, sau đó ngày mai phạm nhân đi làm về là lấy. Ở bên ngoài, 1 “phân” heroin giá 300 nghìn đồng, đưa được vào trại chia thành 2 “phân”, mỗi “phân” bán giá một triệu đồng, lãi gấp sáu lần. Trong trại bán đủ kiểu, từ “tép”, “phân” đến “chỉ”.

L.T cho biết thêm: “Khi còn ở Trại, chính em cũng từng buôn bán heroin ở K1, Trại số 3 suốt mấy năm liền”.

“Ngân hàng đen”
Hai phạm nhân B. và L.T đều khẳng định dù ở trong trại giam nhưng họ dùng ĐTDĐ khá “thoải mái”. Buồng giam của B. gồm hai đội, khoảng 80 phạm nhân, hàng chục người có ĐTDĐ. Đa số phạm nhân sử dụng điện thoại đều có nhu cầu về mua bán heroin hoặc cá độ bóng đá, chơi lô đề. Muốn thực hiện những “dịch vụ” này, đều phải thông qua “ngân hàng đen”.

“Ngân hàng đen” là gì? Để tìm hiểu, chiều 12/3/2011 chúng tôi đến gặp cô N. ở đường Đặng Thái Thân (phường Cửa Nam, TP.Vinh). N. giở cuốn sổ ghi chép tên những người mới gửi, nói tự tin: “Để gửi tiền cho phạm nhân, các anh cứ yên tâm. Nếu gửi cho người ở K1 thì anh khỏi lo. Các anh gửi tiền ở đây, năm phút sau trên kia sẽ nhận được ngay. Còn nếu gửi lên K2 thì để em điện thoại lên trên đó đã. Họ nhất trí là ok ngay”.

“Hệ thống chuyển tiền” cho phạm nhân được bố trí như sau: Sau khi nhận tiền của người nhà phạm nhân ở TP.Vinh, cô N. sẽ báo cho “giao dịch viên” là phạm nhân đang ở trong trại chuyển tiền cho người nhận. “Giao dịch viên” tự trích phí 10% số tiền gửi, gọi là tiền “phế”.

Có nhiều cách đưa ma túy vào trại giam.

Trước đó, anh M. chuyển vào Trại số 3 cho người nhà là phạm nhân bằng cách khác: Anh M. gọi điện cho bà K. theo số điện thoại mà phạm nhân cho biết, đề nghị gửi tiền. Ít phút sau, bà K. cho người đến tận nhà anh lấy tiền. Ngay sau đó, phạm nhân là người nhà anh M báo tin đã nhận được tiền. Bà K cũng làm như cô N. nhưng thu tiền “phế” 15%. Người ở xa có nhu cầu gửi tiền thì gửi qua tài khoản ngân hàng của bà H., sau đó bà H. sẽ “tổ chức” chuyển tiền như cách làm của cô N.

Điều rất ngạc nhiên là không chỉ có hoạt động chuyển tiền vào trại giam mà còn có chuyển tiền từ trại giam ra để “phục vụ” phạm nhân chơi lô, đề, cá độ bóng đá. Phạm nhân gửi tiền cho “giao dịch viên” và cũng mất một khoản tiền “phế” như khi chuyển vào; “giao dịch viên” liên lạc với những người như cô N., bà K. sẽ mang tiền đến cho chủ đề, chủ cá độ bóng đá.

Đến đây, chúng tôi vẫn chưa biết được khi “giao dịch viên” trong trại hết tiền mặt thì họ sẽ lấy tiền ở đâu và ai sẽ chuyển cho họ để “Ngân hàng đen” tiếp tục hoạt động? Ngày 4/4, khi chúng tôi thực hiện bài viết này thì phạm nhân B. đang ở trong Trại giam số 3, Bộ Công an gọi điện cho anh M. xin một chiếc card Viettel mệnh giá 100.000 đồng. Biết chắc rằng B. sẽ dùng số tiền bán card để mua ma túy, dù rất đau lòng, nhưng anh M. đành phải đáp ứng.

Theo Phương Thành | Pháp Luật Việt Nam

LẤY VỢ XẤU !

LẤY VỢ XẤU !

Nàng xấu. Gã nhắm mắt nhắm mũi mà lấy nàng. Vì gã trót "gieo" vào nàng giọt máu sau một đêm say. Gã gặp nàng tại một bữa tiệc. Là đám cưới của bạn gã. Gã đã uống rất nhiều, gã say. Thật ra hôm đó gã rất buồn vì cãi nhau với người yêu, họ chia tay. Gã cứ uống để men rượu xóa nhòa đi hình ảnh của người yêu....

Rồi gã khóc, khóc ngay trước mặt nàng. Gã cũng không nhớ rõ mình đã kể lể với nàng những gì, nhưng gã chỉ biết hôm đó nàng rất dịu dàng an ủi gã. Nàng đưa gã ra khỏi bữa tiệc rồi gọi taxi cho gã. Nhưng chính gã, trong giờ phút không phân biệt được xấu – đẹp đã kéo nàng vào xe, rồi gã đưa nàng về nhà.

Mặt gã méo xẹo và chảy ra như bánh đa nhúng nước. Nàng cười. Cái cười của một người đàn bà tự nhận thức được mình không đẹp. Nàng bảo gã không phải lo, nàng sẽ không quàng cho gã bất kỳ trách nhiệm nào cả. Nàng cảm ơn gã vì đã cho nàng đứa con. Vì nàng yêu gã. Gã thoáng mừng thầm. Nhưng nhìn vẻ mặt vừa hạnh phúc vừa buồn của nàng, gã lại thấy thương thương.

Chẳng lẽ người đàn bà xấu lại không được phép có hạnh phúc?! Chính gã là người đã kéo nàng vào vòng xoáy trớ trêu của cuộc đời, chính gã đã khiến nàng rơi vào tình cảnh không chồng mà có con. Tình thương của gã và trách nhiệm của một thằng đàn ông không cho phép gã ruồng bỏ nàng và giọt máu của gã. Một đám cưới diễn ra.

Gã đàn ông nào lại không mong mình lấy được vợ đẹp? Gã không dám nhẫn tâm tả lại chân dung với từng vẻ “xấu” của nàng, vì như thế thật độc ác với nàng. Dù gã có thương nàng đến mấy thì cũng có lúc gã phải tỉnh táo nhìn bằng lí trí của gã và ngậm ngùi rằng: Nàng không đẹp.

Kể từ ngày lấy nàng làm vợ, gã ít khi muốn nhìn vào nàng. Khi có việc cần nói với nàng, đôi mắt gã như nhìn vào một kẻ thứ ba đang đứng ở trên đầu nàng hay ở cạnh nàng. Gã thường say khướt khi về nhà. Và đôi khi gần gũi vợ, gã phải nghĩ đó là một người phụ nữ đẹp, để khi tỉnh táo gã thấy mình thật tồi, nhưng cứ nhìn vào mặt vợ gã lại tặc lưỡi: Thà như thế còn hơn!

Thà rằng gã cũng cứ xấu xí như vợ gã lại thành một lẽ. Trớ trêu thay gã lại là một kẻ đẹp trai, phong độ. Và nhiều em xinh đẹp lại “cố tình” tạo điều kiện cho gã trở thành chồng hư.

Vợ gã sinh con. Gã ngoại tình, để rồi mỗi khi nhìn thấy vợ, gã lại thấy tội lỗi. Một buổi tối về nhà, gã nhận được đơn ly dị từ vợ kèm theo một bức thư có vài giọt nước, đó là nước mắt của nàng – người vợ xấu xí mà gã đang cố né tránh.

“Em xin lỗi. Không nhan sắc không có tội nhưng nó làm cho em không thể mang lại hạnh phúc cho anh. Cảm ơn anh vì đã cho em một đứa con. Mình nên chia tay thì hơn”. Gã chới với:

“Sao em lại nói thế?”

Hình như vợ gã biết chuyện gã ngoại tình. Gã quỳ xuống trước mặt vợ:

- “Em, anh xin lỗi. Chuyện đó… chỉ là… Anh biết mình đã có phút ngã lòng. Nhưng anh… anh yêu em. Anh cần con và em. Cho anh một cơ hội em nhé!”

Lần đầu tiên khi mọi thứ sắp vụt mất, gã mới chợt nhận ra rằng gã yêu vợ gã. Gã cần nàng. Gã nhớ lại.

Gã yêu cái giây phút nàng kể chuyện về gã, một người đàn ông, một người cha tốt cho đứa con còn chưa ra đời của gã. Gã yêu cái giây phút vợ gã hát ru con. Gã yêu cái khoảnh khắc vợ gã tận tình chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau trong bệnh viện.

Gã yêu hình ảnh vợ gã ngủ gục bên mâm cơm tươm tất chờ gã về… Vợ gã đẹp đấy chứ! Không đẹp lồ lộ mà đẹp bởi sự nhẫn nhịn và dịu dàng. Gã còn định kiếm tìm hạnh phúc ở đâu nữa?!

Gã ôm chặt lấy vợ như sợ nàng sẽ không tha thứ mà bỏ gã đi. Những người đàn bà xấu, khi có chồng, khi yêu chồng thương con, dường như họ đẹp hơn. Gã nhìn vợ mình rồi đặt lên môi nàng một nụ hôn hạnh phúc.

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải

Rùng mình những chuyện bùa ngải có thật. Chuyện dùng bùa ngải hại nhau trong showbiz Việt. Lý giải chuyện bùa ngải, bùa ngải có thật không?

Đây là câu chuyện bùa ngải đầu tiên trong hàng loạt những chuyện bùa ngải bí ẩn:

Người đàn ông có vóc dáng cao to mỏi mệt bước vào phòng. Trên gương mặt có phần dữ tướng của anh hiện rõ vẻ mỏi mệt và đau đớn không giấu giếm. Phải có 2 người đàn ông khỏe mạnh khác kè hai bên, anh mới gắng gượng lê từng bước vào trong căn phòng trống trải, ngoài chiếc ghế gỗ kê chỏng chơ giữa phòng chỉ còn toàn ban thờ sực nức khói nhang, những lá bùa xanh đỏ dán kín khắp tường.

Bà thầy có vẻ khá dửng dưng và chẳng lấy gì làm lạ. Bà đủng đỉnh thắp nhang, miệng lẩm bẩm điều gì đó nghe không rõ rồi khoát khoát tay, chỉ vào người đàn ông bảo: “Ra đây thắp nhang đi con”. Người đàn ông líu ríu làm theo. Cặp lông mày rậm rì đúng kiểu “võ tướng” cứ nhíu lại theo từng nét đau đớn trên gương mặt. Thắp xong mấy tuần nhang trên đủ các ban, bà thầy chỉ người đàn ông ra chiếc ghế ngồi, cao giọng nói với người nhà đi theo: “Có mang đủ theo không?”

Người đàn bà đi cùng, có vẻ như là vợ người đàn ông đau đớn kia hạ giọng: “Thưa cậu, có ạ”. “Thế thì mang vào bếp nhanh lên.” – bà thầy nói. Người đàn bà líu ríu lấy trong túi xách một bọc nilon được bọc kín đáo, bên trong có những vật tròn được bọc kỹ bằng giấy đưa cho người phụ việc của bà thầy. Người phụ việc cầm chiếc túi xách vào bếp, giơ tay vẫy người đàn bà: “Chị đi theo tôi luôn đi”.

Trong phòng chỉ còn lại duy nhất bà thầy và người đàn ông có gương mặt dữ dằn, bậm trợn. Anh này đang nửa nằm, nửa ngồi trên ghế, thở hắt ra theo từng cơn nhíu mày. Bà thầy đi vòng vòng xung quanh quan sát, đôi mắt lạnh lùng và vô cảm. Đột ngột, bà chỉ về phía gáy của người đàn ông và hỏi: “Có phải đau chỗ này không?” Người đàn ông gật gật đầu, gắng gượng thều thào: “Bẩm cô đúng chỗ này đấy ạ”. Bà thầy lại tiếp tục chỉ vào đầu gối, sống lưng, bắp chân và hỏi những câu tương tự. Người đàn ông lại tiếp tục gật đầu, ánh mắt như sáng lên một tia hi vọng và cầu khẩn.

 Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
 “Chỉ khi nghe những người trong cuộc kể, được chứng kiến tận mắt cảnh “lấy ngải” thì tôi mới thực sự cảm thấy sức hủy hoại khủng khiếp từ thứ bùa này.” (Ảnh minh họa)

Độ chừng vài phút sau, bà thầy bỏ tay ra khỏi đỉnh đầu người đàn ông, lắc lắc đầu: “Chúng nó chơi ghê thật. Anh chưa chết là còn cao số lắm đấy”. Người đàn ông hé miệng như định nói điều gì đấy, nhưng chỉ thở hổn hển mà không nói được. Bà thầy lấy quả trứng gà vừa luộc còn nóng hổi áp lên gáy người đàn ông, miệng trấn an: “Cố gắng chịu đựng một chút, cô lấy đồ ra là sẽ khỏe ngay.”Độ chừng 15 phút sau, người phụ việc của bà thầy và vợ của người đàn ông kia khệ nệ bước vào phòng, mang theo một mâm đầy trứng gà vừa luộc còn nóng hổi. Bà thầy ra hiệu cho người đàn ông ngồi thẳng dậy, tay cầm một quả trứng gà lầm bầm nói điều gì đó không rõ, hà hơi vào quả trứng vài lần rồi cầm lấy, đi tới chỗ người đàn ông đang nhăn nhó vì đau đớn. Bà nhắm mắt lại, đưa một tay lên phía đỉnh đầu của người đàn ông kia hồi lâu. Trên gương mặt của người đàn ông mồ hôi rịn ra từng giọt, gương mặt nhăn nhúm lại như thể vừa trải qua một cơn đau đớn cực kì khủng khiếp. Nhưng anh chàng vẫn nghiến răng chịu đựng, con mắt đỏ sọng lên và mồ hôi vã ra như tắm theo từng đợt.

Quả trứng gà được lăn chậm rãi ở vùng da gáy của người đàn ông dữ tướng. Mặt anh ta lại nhăn nhúm lại theo từng hành động của bà thầy. Nhìn bằng mắt thường cũng thấy từng cọng gân xanh nổi lên ở trán, cổ, to như chiếc đũa nhỏ. Bà thầy miệng vừa lẩm bẩm điều gì đó, tay vừa không ngừng lăn, xoa quả trứng gà. Xong phần gáy, bà bỏ quả trứng sang một bên, lấy một quả trứng mới ra tiếp tục lăn trên cơ thể của người bệnh. Đầu gối, sống lưng, bắp chân – tất cả những nơi người đàn ông kêu đau đớn đều được bà dùng trứng gà nóng lăn qua đều đặn một lượt.

Khi mà số trứng đã lăn lên tới hàng chục quả, bà mới dừng tay. Trên gương mặt của người đàn ông kia lộ rõ vẻ mỏi mệt, như vừa trải qua một cơn bạo bệnh, nhưng ánh mắt đã có thần hơn trước rất nhiều. Bà thầy cũng có vẻ mệt, kiếm một chiếc ghế ngồi xuống, hớp một miếng nước trả ngồi thở một hồi, rồi quay qua phía người giúp việc nói: “Bảo cô kia ra phụ lấy đồ đi. Để người ta tự bóc cũng được!”.

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
Những quả trứng thường được sử dụng làm công cụ để “lấy ngải”.

Người phụ nữ kia run run đem quả trứng có mớ tóc người đưa vào tay của bà thầy. Bà thầy trầm ngâm rút nhúm tóc độ chừng bằng ngón tay út ra xem, lắc lắc đầu: “Vẫn còn nữa. Cái này chỉ làm ông ấy bị ho với ngứa họng thôi. Cứ tìm tiếp còn ra nhiều thứ hơn.”

Người phụ nữ lại lúi húi bóc tiếp. Đột nhiên, chị này hốt hoảng la to một tiếng, đứng phắt dậy. Quả trứng trong tay rơi xuống đất nứt ra làm mấy phần. Giữa phần lòng đỏ trứng có một nhúm đen sì nằm lấp ló ngay chính giữa. Bà thầy cao giọng: “Tóc người chứ có gì mà sợ. Lấy đem ra đây tôi xem nào.”Người phụ việc dường như đã thành thạo với công việc này đổ tất cả trứng vào một chiếc rổ, ngoắc tay gọi người đàn bà đi cùng người bệnh ra ngồi bên cạnh. “Chị bóc rồi bửa đôi quả trứng ra, xem bên trong lòng đỏ có gì?” Người đàn bà răm rắp làm theo. Quả trứng sau khi luộc và lăn xong nhìn cũng chẳng có gì khác lạ, giống hệt như những quả trứng khác. Cũng lòng trắng, lòng đỏ nguyên vẹn, vừa luộc xong vẫn còn bốc mùi thơm. Chị chậm rãi bửa đôi từng quả trứng, lấy phần lòng đỏ tãi ra như để tìm kiếm thứ gì đó bên trong. 2 quả đầu không có gì khác lạ, chỉ là chiếc lòng đỏ trứng gà bình thường. Bà thầy chậm rãi: “Cứ từ từ. Bửa hết từng ấy trứng thế nào chả thấy đồ.”

Người phụ nữ lại răm rắp làm theo. Cứ bóc độ vài quả trứng, chị này lại mặt mày tái mét đưa quả trứng có dị vật bên trong cho bà thầy. Càng lúc, các thứ dị vật này càng đa dạng và kì lạ. Có khi là một chiếc kim khâu, có khi là cả một chùm móc câu, mảnh lưỡi lam bị bẻ, nhưng đặc biệt nhất là một cuộn giấy nhỏ được cuộn tròn. Khi mở ra, trên mảnh giấy kì lạ ấy là vô số những nét vẽ nhằng nhịt. Bà thấy xem kỹ, chép miệng: “Nó “chơi” cả bùa ác, bảo sao mà không thân tàn ma dại”.

Sau chừng 1 tiếng đồng hồ, tất cả trứng đã được bóc hết. Đống dị vật thu được đặt ngổn ngang trên bàn ước chừng lên tới gần chục món. Bà thầy bước vào trong nhà, lấy ra một đạo bùa đặt trong túi vải đỏ, đưa cho người đàn ông, nói: “Về nhà nghỉ ngơi đi, đeo tạm cái này vào để cho nó an tâm.” Người đàn ông bỗng nhiên nhanh nhẹn và hoạt bát hẳn, cung kính lấy tay đỡ lấy lá bùa, miệng líu ríu cảm ơn. Bà vợ đứng bên cạnh cũng lóng ngóng nói lời cảm tạ bà thầy, gương mặt vẫn chưa hết nhợt nhạt và sợ hãi. Bà thầy thủng thẳng gật đầu, xua xua tay ý bảo cặp vợ chồng ra ngoài về sớm, bà còn khách đang đợi phía ngoài. Cả hai vợ chồng cảm ơn xong vội vàng dắt nhau đi, vừa đi vừa thì thầm to nhỏ. Tôi cố chạy theo để bắt chuyện, nhưng người đàn ông có vẻ vẫn còn mỏi mệt và không muốn nói điều gì, nhưng người vợ thì trái ngược hoàn toàn. Có vẻ như sau khi được chứng kiến một màn “kinh dị” như vậy, chị có nhu cầu rất lớn trong việc chia sẻ nó cho người khác – chuyện bùa ngải có thật.

“Chồng em cũng là dân làm ăn, mà bị “chơi” cỡ nửa năm nay rồi. Đầu tiên gia đình có biết đâu, tốn bao nhiêu tiền cho đi chạy chữa ở bệnh viện mà không khỏi. Nơi thì nói không phát hiện ra bệnh, nơi thì kê đơn theo kiểu hú họa, chồng em uống bao nhiêu thuốc vào mà có thuyên giảm được đâu. Gần đây may nhờ có bệnh vái tứ phương, có đi xem ông thầy thì được bảo cho bị “chơi”, nên mới lặn lội tìm tới đây. May phước lại gặp được bà thầy, mới nhìn mặt chồng em bà ấy đã đồng ý chữa ngay, vì sợ để lâu hơn không chữa kịp.

Lúc lên đây, bà ấy có dặn em mua mấy chục trứng gà ta còn sống. Hồi này lúc vào trong bếp là em với chị phụ việc của bà thầy cùng luộc trứng. Chị ấy chỉ bắc nước sôi bỏ lên bếp, còn trứng là tự tay em thả vào. Vớt ra cho vào rổ thì cũng là em. Mang lên trên nhà cũng tay em mang, mà làm sao sau khi lăn xong thì đúng thật bên trong trứng lại “có đồ”. Em cũng là dân làm ăn buôn bán, lừa được em khó đấy, nhưng riêng chuyện này thì em công nhận là không tin không được.”

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải

Ánh mắt người đàn bà ánh lên niềm vui khi nhìn về phía chồng: “Đấy anh xem. Mấy hôm trước đi đâu cũng còn phải có tới mấy người dìu, giờ đã túc tắc tự đi lại được rồi. Khổ, mấy tuần trước người như phát rồ phát dại vì đau, cả tuần lễ không ngủ được nằm rên hừ hừ. Chồng em cũng là dân xã hội, lấy nhau cả chục năm trời chưa bao giờ thấy ông ấy mở miệng rên la nửa câu, thế mà cũng có lúc chịu đựng không nổi đấy. May quá, sau đợt này chắc là đỡ hẳn, mà không biết đứa nào nó lại ác nghiệt tới như thế cơ chứ. Vợ chồng nhà em ăn ở có nhân có đức chứ đâu phải là dân trộm cướp giết người đâu…”

Tôi nhìn người đàn ông đang rảo bước tự đi phía trước thì cũng nhận thấy anh ta đã khỏe mạnh hơn trước khá nhiều. Đó là do tác dụng của việc “lấy đồ” hay đơn giản chỉ là tác động của biện pháp tâm lý, vẫn chưa thể nào biết được, nhưng việc nạn nhân đột ngột hồi phục trong nháy mắt giống hệt như thể một thứ phép màu đầy bí ẩn. Sau cặp vợ chồng, vẫn còn dăm ba người nữa xếp hàng chờ đợi tới lượt mình. Gương mặt, ánh mắt của những người bệnh đó cũng vô hồn, thất thần hệt như người đàn ông dữ tướng kia. Tôi không thể không hoang mang với suy nghĩ bất chợt: “Không lẽ sự tồn tại của bùa ngải là có thật?”

Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu: Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực làm cho lòng người rạo rực, tâm thần lâng lâng, hay chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ bạn tình.

Lý giải chuyện bùa ngải

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
Theo các pháp sư, chế bùa ngải không khó, quan trọng là người làm ngải muốn làm điều tốt hay xấu

Ngải là cỏ cây, rễ lá


Tháng 10 âm lịch theo nông vụ, khí trời thuận lợi, cũng là lúc nhiều thầy bùa ngải đi tìm “nguyên liệu” phục vụ cho mùa xuân cúng bái cầu tài, cầu lộc. Theo chân thầy cúng người Thượng họ Phìn, tôi vấp ngã liên tục khi vướng phải rễ cây chằng chịt trong khu rừng nguyên sinh thuộc huyện Đạ Tẻ, Lâm Đồng. “Phải đi sớm thế này, cây còn nguyên sương, dễ đào, tinh khí trời đất tụ trong củ rất nhiều”. “Trông như củ cây Tóc tiên ấy, bác nhỉ?”. Ông Phìn Thong bảo: “Không phải, nó trông vậy nhưng thuộc họ lan rừng. Phải đi tìm nhiều, về chăm và nuôi ngải, mới biết đâu là giống quý, loài nào mới dễ thành ngải”. “Ngải nuôi ra hoa nhiều sinh khí chừng 5-6 tháng, tao mới bán cho những các doanh nhân đặt phong thủy trừ tà, xin phúc lộc, tuyệt nhiên không chế ngải độc. Đó là lời thề của những người làm ngải”.

Ông kể, dòng họ nhà ông từ Vân Nam, Trung Quốc chạy loạn và sống ở đây đã 200 năm, có nghề làm thuốc và ngải hương liệu. Ngải thực chất là cỏ cây, rễ lá, thứ nào cũng được tùy theo tính năng của dược liệu dùng để trị bệnh cứu người. Tuy nhiên thời trước giải phóng, từng có người chế ngải độc. Rồi ông Phìn Thong bảo: “Mày không tin, tao sẽ cho xem mấy loại ngải”. Thế rồi 4h sáng ông bắt tôi dậy sớm. Sau lễ cúng, ông trịnh trọng ra vườn, dùng găng tay nilon đào một củ gừng, lau sạch rồi dâng lên ban thờ. Khoảng 1 tiếng sau, ông ra sân gọi con gà già nhất, tung củ gừng về phía nó. Miếng gừng rơi vào lưng con gà bất hạnh, một mùi khét lẹt tỏa ra. Hơn 10 phút sau, con gà gục xuống rồi từ từ bốc khói… Tôi rùng mình.

Vẫn củ gừng ấy, sau khi ướp với một vài thứ nước sẫm màu, ông Thong đem nướng. “Lát nữa khói bay lên, tao sẽ biết đích xác trong bán kính 1km có người ốm nặng, có người sắp chết”. Ông Thong nhắm mắt và định hướng: “Góc Tây Nam có người phụ nữ gầy nhăng nhẳng, giọng the thé bị đau bụng dữ dội. Có đứa hại định cướp chồng… Phía Bắc gần bìa ruộng có ông lão bị cục gì to lắm ở ngực, thở không nổi…”. Kinh ngạc thay, tầm 7-8h sáng, những người như ông Thong tả được người nhà đưa tới. Tôi hỏi giọng hồ nghi, ông Thong cười không trả lời. Đêm, sau bữa cơm đạm bạc với món rau rừng, cơm nếp lạ và ngon, ông Thong kể: “Tao chẳng biết tại sao ngải độc như vậy, song khi chế thêm hương liệu, nó giúp tao cảm nhận được mùi uế khí từ rất xa, tao còn thấy được hình dáng của người bệnh. Cứ như Trời chỉ cho tao phải chữa cho họ. Nếu họ không biết, tao cũng phải đến tận nơi để nói và chữa cho họ. Từ thời cố nội tao đã hướng dẫn phải làm phép giúp người, đến giờ nhiều thứ tao cũng chẳng giải thích được”.

Tôi kể câu chuyện về một người Mường làm bùa ngải độc khiến nhiều người nguy kịch mà không máy móc hiện đại nào có thể phát hiện ra bệnh gì. Ông Thong bảo, có chuyện bùa chú, nhưng người làm bùa đã tẩm ướp một số chất gây ức chế thần kinh, khiến người ta mệt mỏi, thèm một mùi hương, nếu thiếu mùi đó sẽ khó ở, căng thẳng dẫn đến co thắt vùng bụng, bệnh phát ra mà không biết bệnh gì… Tôi thì cho rằng, ở một số vùng, có thể người ta chuốc cho nhau rượu say, ăn cả những thứ yểm bùa vào nên gây ra bệnh? Ông Thong cười: “Nếu bùa chú mà tẩm chất lạ, dù nó không độc, khi ngấm vào cơ thể sẽ ủ thành bệnh, chết ngoẻo ra, làm gì còn cơ hội để khỏe mạnh như cũ…”.

Ngải đã có từ thời cổ đại

Lý giải cho câu chuyện bùa ngải được truyền nhau từ nơi rừng sâu núi cao đến đồng bằng, thành phố, tôi tham vấn nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư. Ông Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu: Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực làm cho lòng người rạo rực, tâm thần lâng lâng, hay chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ bạn tình. Với các pháp sư, luyện ngải, chế bùa để có thể nhúng tay vào vạc dầu sôi, đinh đâm xuyên qua người; biết sử dụng ngải hay độc trùng để khống chế kẻ thù, đe dọa đối phương, thực chất chỉ là xảo thuật để khẳng định sức mạnh huyền bí của họ, giúp họ trở nên cao siêu hơn, thần thánh hơn.

Cũng theo ông Tư, muốn biết rõ một người bị bỏ bùa ngải, hãy nhìn vào dáng điệu của họ. Trông họ thất thần, nét mặt luôn vẻ suy tư, môi miệng có khí sắc màu đen. Người bị trúng bùa ngải, nhẹ thì 6 tháng đến 1 năm sẽ tự nhiên khỏi, nặng thì 1-2 năm, nếu không biết giải bùa có thể điên loạn chẳng bao giờ tỉnh.

Nhân chuyện ngải độc, Thạc sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hải Đăng, Viện Quân y 175 TP.HCM cũng tiết lộ một nghiên cứu. Thực chất nhiều ngải gừng, lan rừng vô cùng độc thường được các thầy bùa yểm ở vườn. Dưới ban thờ thần linh, chỉ cần bới nhẹ lớp đất xốp là thấy một con sâu khá to, không bao giờ hóa bướm, thức ăn chủ yếu là xác động vật. Có con sâu này trong vườn, thú dữ không bao giờ vào cướp phá hoa màu. Tuy nhiên phân của con sâu này rất độc, được kết hợp với nhựa cây sui lấy trên rừng trộn lẫn với nhau, hỗn hợp chất độc đó tẩm vào khăn, áo, mũ… và ai ngấm phải chất độc này sẽ ốm yếu mà không thuốc nào có thể trị, bệnh lâu dần sẽ chết. Theo nhiều người kể lại, con sâu đó được sinh ra từ râu con hổ, nên mỗi khi đi săn được hổ, các thợ săn lập tức phải đốt ngay bộ râu kẻo lại rơi vào tay thầy bùa ngải.

Câu chuyện bùa ngải Trong giới showbiz Việt


Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
Người mẫu Lê Thúy phải có người dìu trong show diễn của NTK Đỗ Mạnh Cường.

Dù ít người lên tiếng khẳng định, nhưng câu chuyện kì bí này thi thoảng vẫn dậy sóng trong showbiz Việt. Gần đây nhất, sau khi người mẫu Lê Thúy đi không vững, phải có hai người dìu vào hậu trường cấp cứu, trong show diễn thời trang Sea of memory của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, dư luận rộ lên tin Lê Thúy bị ngải quật. Trước đó, chính Lê Thúy và Đỗ Mạnh Cường từng úp mở việc mình bị “chơi” bùa.

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
Việt Quang ở thời điểm hiện tại.

Trước đây, cái tên Việt Quang quá quen thuộc với khán giả yêu nhạc cả nước. Nhưng vài năm trở lại đây, Việt Quang “biến mất” không để lại dấu vết. Nhiều lời đồn cho rằng Việt Quang bị “ngải” hành hai năm, đến mức thân tàn ma dại, mất hết ý chí, sinh lực. Anh buộc phải qua Mỹ lánh nạn, từ bỏ sự nghiệp ca hát đang ở thời kỳ vàng son của mình. Sau này, trong một bài phỏng vấn, chính Việt Quang thừa nhận, anh không tin vào chuyện bùa ngải nhưng có những điều xảy ra với bản thân khiến anh không tin không được.

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
Phương Thanh từng cho rằng cô bị chơi bùa ngải khiến sức khỏe suy giảm.

Chính ca sỹ Phương Thanh vào năm 2010 cũng từng tiết lộ việc bản thân bị chơi bùa ngải, khiến sức khỏe của chị suy giảm, toàn thân đau nhức. Trước show diễn “Mưa show”, ngực chị đau tức, giọng hát không ra hơi. Vài ngày gần đây, chị bất ngờ “tố” chính Mr. Đàm và mẹ anh là những người dùng bùa ngải hại chị. Trong khi Mr. Đàm vẫn im lặng thì cuộc chiến giữa fan của hai người đã bùng nổ trên khắp các trang mạng, xem chừng chưa có hồi kết.

Lý giải những câu chuyện huyền bí có thật về bùa ngải
Tina Tình cũng là một ca sỹ từng bị cho là bị ngải “hành”.

Tina Tình cũng là một ca sỹ từng bị cho là bị ngải “hành”. Sau khi bất ngờ bị ngã quỵ khi lên nhận một giải thưởng âm nhạc, cô ngày một gầy gò, xanh xao. Mỗi buổi tối, cơ thể cô bị hành hạ như có ngàn mảnh chai đâm vào da thịt. Sau một thời gian tìm thầy giải bùa, Tina Tình hoàn toàn bình phục, quay trở lại công việc. Tuy nhiên, thời gian đó sự nghiệp của cô ít nhiều bị ảnh hưởng, liên tục phải hủy show vì không đủ sức khỏe đảm nhiệm.

Trước nay bùa ngải luôn gieo rắc một nỗi sợ hãi với mọi người, không riêng gì nghệ sỹ. Dù chưa ai tường tận bùa ngải là như thế nào, nó vẫn là thứ quyền năng siêu nhiên, khiến không ít người kinh sợ. Chính sự tranh giành, ghen ghét, đố kỵ, hãm hại nhau ngấm ngầm trong showbiz, càng khiến các nghệ sỹ tin vào thứ “vũ khí hủy diệt” vô hình ấy.

Nhưng thẳng thắn tố người dùng bùa ngải hại mình bằng cách chỉ mặt đặt tên như Phương Thanh, thì trước nay mới thấy lần đầu. Còn Đàm Vĩnh Hưng cũng thể độc rằng: “Tôi dám lấy cả sinh mạng của mình, của tất cả những người tôi yêu quý để thề độc rằng tôi chưa bao giờ hại ai bằng bùa ngải”.

Sốc với clip 2 thiếu nữ vô tư nude 100% tắm mưa cùng bạn trai

Sốc với clip 2 thiếu nữ vô tư nude 100% tắm mưa cùng bạn trai
Đoạn clip ghi lại cảnh 1 chàng trai và 2 cô gái vô tư lột đồ, chạy rông trên cầu giữa trời mưa gió khiến nhiều người bất ngờ.


Ngày hôm nay, đoạn clip ghi cảnh một nhóm thanh niên gồm 2 bạn gái và 1 bạn trai cởi đồ tắm mưa trên cầu đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Mặc dù chỉ ngắn 18 giây nhưng người xem vẫn có thể chứng kiến cảnh nhóm nam nữ thanh niên vô tư cởi hết đồ, chạy rông trên cầu trong thời tiết mưa gió.

Từ đoạn clip có thể thấy cả 3 bạn trẻ đều vô cùng hào hứng tham gia trò đùa trên cây cầu vắng người qua lại. Ban đầu, cả 3 bạn đều mặc quần áo chỉnh tề nhưng ngay sau đó, 2 cô gái vừa chạy vừa lần lượt lột hết đồ, cho đền khi không còn mảnh vải che thân. Thậm chí, 1 bạn nữ còn chạy ngược về phía camera và cười nói rất vui vẻ.
choang-clip-thieu-nu-coi-do-tam-mua-tren-cau-a4bdb
2 thiếu nữ và 1 chàng trai lần lượt lột đồ khi chạy trên cầu.
123123123-1402648467898-crop1402648498447p-a4bdb
Cô gái lột hết quần áo lót rồi vô tư cười đùa, chạy nhảy.

Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người lên tiếng cho rằng dù chỉ là trò đùa vô hại nhưng quả thực, hành động nam thanh nữ tú cùng nhau lột đồ tắm mưa vẫn gây phản cảm. Trong khi đó, nhiều người cũng cho rằng nhóm bạn trẻ này đang muốn gây chú ý để được nổi tiếng.

Một cư dân mạng có nickname Linh Lan chia sẻ “Chắc các bạn muốn tìm về tuổi thơ. Tuy nhiên, các bạn đều đã lớn và có thể ý thức được bản thân nên làm gì. Hành động khỏa thân nơi công cộng như này thật vô duyên và phản cảm.”

CHƠI MÃI TRÒ LY DỊ CHÁN LẮM!


Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: "Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả ...".

Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: "Chắc là để phơi quần áo đấy mà". Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: "Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang". Hai đứa trẻ thắc mắc về việc xây cầu thang mới.

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách. Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ". Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố".

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: "Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu". Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".

Bố, một tay xách va ly, một tay xốc Củ Hành: "Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay". Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: "Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố".

Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?". Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy". Cà Rốt lại hỏi: "Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?". Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".

Cà Rốt xịu mặt: "Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?". Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng". Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi, Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: "Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".

Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".

Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?", Cà Rốt dí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả". Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?". Cà Rốt gật đầu: "". Củ Hành cáu: "Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị". Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu ...

Một hôm ... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: "Hôm nay ở nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?".

Mẹ bảo: "Thôi, để tôi đưa cháu về luôn". Củ Hành tròn mắt: "Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?". Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng. Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.

Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: "Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ".

Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới" "Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi, ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào".

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: "Anh vào đi". Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường. Mẹ bảo: "Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng". Bố nói nhỏ: "Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ". Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em".

Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu. Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống. Bố nói mà không nhìn mẹ: "Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?". Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chị không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người. Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: "Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy".

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt quá mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, Chị chịu không nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: "Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị , được không?". Chị tàn nhẫn nhìn anh: "Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu".

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn kể từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim. Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được". Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm. Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ" cho xem. Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đó sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi". Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khoẻ không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?". Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: "Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé". Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: "Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau". Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã "bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo, ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: "Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng". Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá, mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố. Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?

Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...

Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đó Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bặm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.

Anh bảo: "Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?".

"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vạch như một thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt". Củ Hành bảo: "Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".

"Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa mỗi nơi?".

"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua, khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai, anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau".

"Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi ...".

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: "Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả ...".

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ hành lại thèm ...".

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi, lại lại trên lầu. Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt.

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: "Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khoẻ tồi tệ lắm ...".

Chị gắt: "Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa".

Mẹ dỗi: "Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu ..., nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.

Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: "Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em ...".

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lồng ngực, chị cứ nức nở, nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân. Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi". Cà Rốt cười: "Thì về với mẹ và chị . Càng sướng". Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đó chị muộn thế?". Cà Rốt tròn xoe mắt: "Ừ nhỉ".

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn loang loáng rọi vào. Củ Hành reo: "Bố đến rồi". Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ". Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm".

Clip Ngọc Trinh nude 100% trong quảng cáo mới nhất

Clip Ngọc Trinh nude 100% trong quảng cáo mới nhất

Gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip quảng cáo có sự tham gia của nữ hoàng nội y Ngọc Trinh với những màn lộ hàng nóng tới bỏng mắt.




Ngọc Trinh luôn biết cách khoe những đường cong tràn đầy nhựa sống của mình
Ngọc Trinh luôn biết cách khoe những đường cong tràn đầy nhựa sống của mình, quả không hổ danh là nữ hoàng nội y.
Trút bỏ xiêm y
Trút bỏ xiêm y
Sảng khoái dưới làn nước mát
Sảng khoái dưới làn nước mát
Những góc quay táo bạo
Những góc quay táo bạo
Không biết bao nhiêu sinh linh vô tội đã ra đi bởi bức ảnh táo bạo này.
Không biết bao nhiêu sinh linh vô tội đã ra đi bởi bức ảnh táo bạo này.
Bạn thích sự hở hang trên kia hơn hay nét duyên thầm kín đáo của Ngọc Trinh thế  này hơn?
Bạn thích sự hở hang trên kia hơn hay nét duyên thầm kín đáo của Ngọc Trinh thế
này hơn?
Nụ cười thiên thần đốn tim bao chàng trai của Nữ Hoàng Nội Y
Nụ cười thiên thần đốn tim bao chàng trai của Nữ Hoàng Nội Y
Nhà sản xuất vẫn cố gắng lôi kéo người xem bằng những hình ảnh nửa kín nửa hở đầy kích thích.
Nhà sản xuất vẫn cố gắng lôi kéo người xem bằng những hình ảnh nửa kín nửa hở đầy kích thích.

Áo yếm thả rông ngực của thiếu nữ ở đầm sen

Áo yếm thả rông ngực của thiếu nữ ở đầm sen
Tháng 6 khi sen bắt đầu nở rộ, tại các đầm sen luôn nhộn nhịp từ sáng tới chiều bởi nhiều đoàn người đến chụp ảnh bên hoa. Mọi người đều muốn ghi lại những bức ảnh đẹp nhất của mình, và áo yếm đang là trang phục hút hồn các cô gái trẻ.

Cô gái với vẻ đẹp tinh khiết trong trang phục áo yếm thì thể hiện đúng cách
Cô gái với vẻ đẹp tinh khiết trong trang phục áo yếm thì thể hiện đúng cách
Áo yếm là một trong những trang phục thể nhiện nét đẹp tinh khiết của phụ nữ Việt. Nhưng nhiều thiếu nữ lại không nắm bắt được vẻ đẹp tinh tế ấy mà vô tình hay hữu ý làm mình trở nên “xấu xí” và “vẩy đục” chiếc áo yếm. Nhiều người vô tư thả rông vòng một khi mặc áo yếm và uốn éo tạo dáng bên những cành sen và săn sàng “ngâm nước” với ta yếm mỏng. Hình ảnh này làm cho nhiều người vô tình trông thấy đó mặt phải bỏ đi.

Nạn thả rông vòng một khi mặc áo yếm tại hồ sen (Ảnh sưu tầm)
Nạn thả rông vòng một khi mặc áo yếm tại hồ sen (Ảnh sưu tầm)
Có thể nói hình ảnh áo yếm, áo dài dịu dàng bên hoa sen đã trở nên rất quen thuộc và mang một nét đẹp tinh tế, thuần khiết và gần gũi với người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay. Thế nhưng, bên cạnh những bộ ảnh đẹp thì cũng ngày càng nhiều hình ảnh phản cảm với chiếc áo yếm.

Rất nhiều thiếu nữ khi chọn chụp ảnh với hoa sen đã không tinh tế trong việc mặc nội y. Thậm chí rất nhiều bạn nữ sẵn sàng thả rông vòng 1 để có được những bức ảnh mà mình thích. Họ đã không ý thức được hết rằng việc mặc áo yếm mỏng manh không có áo ngực khiến cho người xem rất "nhức mắt". Đặc biệt là nhiều cô gái còn đắm mình vào nước, khiến cho vòng 1 trở nên "lồ lộ" hơn bao giờ hết.

Những thiếu nữ sẵn sàng uốn éo trong ta áo yếm mỏng tanh, không quên uốn éo và "làm ướt" áo.
Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm



Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm
 Hay gần đây còn có thêm chàng trai mặc "áo yếm" đắm mình với sen

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm
Hiện nay trên mạng xã hội đang tràn lan những hình ảnh áo yếm hoa sen không hoàn hảo như thế và đều nhận lại đủ mọi lời bình phẩm không hay của độc giả.

Rước họa vì mua quạt hơi nước, quạt thổi đá

Rước họa vì mua quạt hơi nước, quạt thổi đá

"Ma trận" giá và xuất xứ Quạt hơi nước, Quạt thổi đá, Quạt phun sương


Dạo một vòng quanh các con phố Hà Nội dễ dàng nhận thấy những biển quảng cáo về các loại quạt thổi đá, thổi nước. Tại phố Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa), các mặt hàng này được bày bán la liệt. Vào một cửa hàng kinh doanh quạt điện, bà chủ hàng luôn miệng giới thiệu về các sản phẩm mới nhập về từ đủ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc... 

Cửa hàng này chỉ khoảng hơn 15m2 nhưng trưng bày đến hàng chục loại quạt với số lượng lên đến hàng trăm chiếc. Dưới trần nhà, trên tường, trên nóc nhà đâu đâu cũng là quạt thổi đá. Thấy tôi có vẻ chưa hiểu hết được sự phong phú của cửa hàng này, bà chủ hàng tên Tâm nhanh tay cầm chiếc quạt hình tháp, giới thiệu: "Đây, chú xem loại quạt hãng Fujijama này đi. 

Các loại quạt thổi đá, thổi hơi nước được bày bán khá nhiều trên thị trường
Quạt này mát lắm, lại tiết kiệm điện, hàng chị mới nhập về đấy giá chỉ có 1,7 triệu đồng thôi. Chị cũng dùng một cái quạt như thế này hơn 1 năm mà chưa thấy hỏng hóc gì đâu. Chiếc quạt này có thể thổi mát trong diện tích 25m2". 

Tôi lưỡng lự, bà chủ liền chỉ tay giới thiệu về các mặt hàng khác mà theo lời bà khẳng định là có giá "mềm" nhất Hà Nội (?!). Được biết, tại cửa hàng này, loại quạt thổi đá, thổi hơi nước có giá từ 200 nghìn - 2, 2 triệu đồng. Tùy vào kích thước và nguồn gốc xuất xứ mà có giá cả khác nhau. Loại quạt thổi đá Trung Quốc thường có giá rẻ hơn loại quạt có nguồn gốc xuất xứ từ Malaysia, Hàn Quốc. 

Được biết, năm nay, giá quạt thổi đá, hơi nước có giá tăng gấp rưỡi cho đến gấp đôi so với những năm trước. Quạt thổi đá hiệu Saiko có giá 1,7 triệu đồng thì năm nay đã bị các chủ cửa hàng "thổi" lên 2,4 triệu đồng. 

Quạt thổi hơi nước Sanaky (xuất xứ Nhật Bản) năm 2010 được bán với giá 1,5 triệu đồng nhưng hiện tại bị "hét" lên 2,2 triệu đồng... Tại con phố này, cùng một loại quạt thổi đá nhưng đi mỗi cửa hàng lại có một giá khác nhau. Mức chênh lệch khoảng 200 - 500 nghìn đồng. Giá quạt điện tùy thuộc vào mức độ hét giá của chủ hàng. 

Các loại quạt thổi đá, hơi nước có xuất xứ Trung Quốc là bán chạy hơn cả vì có giá khá mềm và nhiều chủng loại để thượng đế lựa chọn. Bên ngoài, những chiếc quạt này cũng được đóng gói bằng hộp các tông như các loại quạt "xịn" khác, nhưng lời hướng dẫn được ghi bằng chữ Trung Quốc. 

Tuy các bà chủ cửa hàng "chém gió" là quạt nhập từ Nhật Bản, Đài Loan... nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các loại quạt đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn. 

Tiền mất, tật mang
Khi chúng tôi đề cập đến việc các loại quạt này liệu có được bảo hành, bà chủ cửa hàng Mai Lâm cho biết: "Quạt xuất xứ từ Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan có giá 2 triệu đồng trở lên thì được bảo hành 6 tháng còn quạt đá Trung Quốc giá rẻ, chị không có giấy, quen mặt rồi, khi nào hỏng các chú cứ mang đến đây chị sửa giúp". Được biết, hầu hết loại quạt xuất xứ từ Trung Quốc, bà chủ cửa hàng này thường đánh xe lên tận cửa khẩu Lạng Sơn nhập về. 

Ốm vì quá thừa… hơi nước do quạt hơi nước


Chị Nguyễn Thị Việt Hà, nhân viên phòng PR, Công ty sách Anpha Book cho biết: "Mùa hè năm ngoái trời nắng gắt, gia đình lại không có máy điều hòa nên vợ chồng tôi đi mua chiếc quạt thổi đá với giá 900 nghìn đồng. 

Về sử dụng được hai tuần, cậu con trai gần 1 tuổi có triệu chứng ho suốt ngày. Cho cháu uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám, các bác sĩ ở đây kết luận cháu bị bệnh viêm phế quản. 

Còn cả nhà tôi thì bị viêm họng nặng. Một số đồng nghiệp sử dụng loại quạt này cũng tá hỏa vì những đứa trẻ bỗng dưng bị ho. Sau này mới biết "thủ phạm" dẫn đến việc cậu con trai bị viêm phế quản là do quạt thổi đá. Thấy vậy, vợ chồng tôi ném quạt vào góc nhà, sử dụng quạt bình thường... cho lành". 

Còn anh Bùi Văn Bộ, nhân viên công ty Uvip Việt (Xa La - Hà Đông) than thở: "Nghe người bán hàng múa mép là quạt thỏi đá có thể làm mát trong diện tích 20m2, tôi hí hửng bỏ tiền triệu khiêng về dùng. Ai ngờ, đổ đá vào chờ hàng tiếng đồng hồ mà vẫn chưa thấy mát. 

Thực ra loại quạt này chỉ có công suất làm mát chưa đến 10 m2. Bực bội nhất là loại quạt dùng được một thời gian nó phát ra tiếng kêu như máy nổ khiến cho lũ trẻ mất ngủ. Mang quạt đi bảo hành, chờ hàng tháng trời mà vẫn không lấy lại được. 

Hơn nữa, loại quạt này tỏa ra rất nhiều hơi ẩm, các thiết bị điện trong nhà cũng bị ảnh hưởng dẫn đến hỏng hóc. Tôi hối hận vì rước cái "của nợ" này về nhà". 

Trao đổi với PV , PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học công nghệ nhiệt lạnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: "Tôi cũng từng làm một đề tài nghiên cứu về loại quạt thổi đá và quạt hơi nước. 

Theo tôi, ở miền Bắc, việc sử dụng hai loại quạt này chỉ được khoảng 11% thời gian mùa hè. Điều kiện thích hợp nhất khi dùng loại quạt này là trời nắng to có gió Lào. Còn bình thường, độ ẩm đã quá cao mà sử dụng các loại quạt này thì chỉ có sinh bệnh. Trong đó, hệ hô hấp của trẻ nhỏ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Độ ẩm cao là điều kiện để các loại vi khuẩn phát triển". 

Còn về việc sau một thời gian ngắn quạt thổi đá, hơi nước vận hành có tiếng kêu to như máy nổ theo một số phản ảnh của thượng đế, ông Lợi lý giải: "Vì nó là loại quạt tạo hơi ẩm nên không những sẽ ảnh hưởng đến các vật dụng khác như ti vi, tủ lạnh, mà nó cũng bị ảnh hưởng bởi chính hơi ẩm nó tạo ra. 

Nguyên nhân của việc quạt phát ra tiếng kêu to là do các vòng bi của nó bị nhiễm bẩn và ẩm ướt...Vì vậy chúng ta phải bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên thì quạt sẽ lâu hỏng hơn". 

“Cái nôi” của vi khuẩn

Phát ốm vì quạt hơi nước

 
Không khí có nhiệt độ và độ ẩm cao là môi trường lý tưởng để các nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, hoành hành trong khi con người thì ngược lại, sức đề kháng giảm đi trong dạng thời tiết này. Vào những ngày nóng mà không khô, chiếc quạt hơi nước sẽ cung cấp cho vi khuẩn môi trường tuyệt vời để phát triển.

Vì thế không có gì khó hiểu khi nhiều gia đình mua quạt hơi nước về dùng cho khỏe thì kết quả ngược lại: trẻ con người già thường xuyên lăn ra ốm. Những người có bệnh về đường hô hấp như hen, bệnh phổi… càng dễ phát ốm. Không khí ẩm khiến đồ đạc, chăn gối, đệm… trong nhà cũng dễ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn và gây bệnh ngoài da cho những người tiếp xúc.

Bản thân chiếc quạt cũng có thể là một ổ vi trùng và nấm mốc. Màng thẩm thấu của quạt luôn ẩm ướt, là nơi tập trung vi sinh vật gây bệnh. Khi bật quạt, chúng được phát tán vào không khí, những người đề kháng yếu hít phải sẽ dễ dàng mắc bệnh. Vì thế, nếu dùng loại quạt này, bạn cần vệ sinh nó thường xuyên: lau rửa màng thẩm thấu, lưới lọc bụi, bình đựng nước.  Nhớ thay nước trong bình, không nên để lưu cữu quá lâu.

Và lưu ý chỉ dùng quạt hơi nước trong những ngày không khí thiếu độ ẩm. Không nên bật quạt trong phòng kín mà cần để ở không gian thoáng, rộng, tạo điều kiện cho không khí lưu thông.

Coi chừng hỏng đồ đạc

Ngoài chuyện gây ốm cho người, việc dùng quạt hơi nước không đúng cũng khiến đồ đạc trong nhà giảm tuổi thọ, nhất là đồ điện tử. Dưới tác động của quạt, độ ẩm trong phòng tăng cao, các thiết bị điện tử bị ẩm, các chi tiết kim loại bị ôxy hóa và ăn mòn, các mối hàn han rỉ, các tụ hóa, điện trở và linh kiện trong mạch điện bị hỏng hóc, lão hóa, tình trạng chập mạch cũng dễ xảy ra.

Vì thế, không nên dùng quạt hơi nước trong phòng chứa nhiều đồ điện tử, hoặc đừng để chiếc quạt thổi về hướng những thiết bị đó. Nếu dùng thường xuyên, tốt nhất là “sơ tán” các thiết bị trên, hoặc bọc chúng lại bằng túi nylon.

Nhìn lại cuộc biểu tình Thiên An Môn 25 năm trước

Nhìn lại cuộc biểu tình Thiên An Môn 25 năm trước

Cuộc biểu tình và tuyệt thực của các sinh viên, trí thức Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc) vào ngày 4/6/1989 bị đàn áp trong biển máu đã trở thành một vết nhơ không thể gột rửa trong lịch sử Trung Quốc bất chấp nhà cầm quyền nước này muốn xóa sạch dấu vết. 


Dưới đây là một số hình ảnh theo dòng sự kiện này, do các phóng viên quốc tế ghi lại qua bài tường thuật của CNN và The Guardian, VnReview xin lược dịch và giới thiệu để các bạn hiểu thêm về sự kiện dẫm máu đầy tang thương này:

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
1. Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), Tổng bí thư của Đảng cộng sản Trung Quốc bị lật đổ, qua đời vào ngày 15/04/1989 ở tuổi 73. Ngay hôm sau, hàng ngàn sinh viên đã tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn để tưởng nhớ ông, vị cựu tổng bí thư này trở thành biểu tượng của phong trào cải cách sinh viên năng động. Một tuần sau, hàng ngàn sinh viên đã tuần hành tới Quảng trường Thiên An Môn, bắt đầu cho một cuộc "thập tự chinh" mà kết cục của nó không ai dám nghĩ tới: Tắm trong biển máu, bi thảm khôn cùng!

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
2. Ngày 13/05/1989, cuộc biểu tình của các sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn đã leo thang và biến thành một cuộc tuyệt thực tập thể, với hàng ngàn người tham gia nhằm kêu gọi cải cách dân chủ.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
3 – Các sinh viên đói lả vẫn trung thành dẫn đầu đoàn biểu tình nằm tuyệt thực trên mái xe bus đậu ở Quảng trường Thiên An Môn.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
4 – Ngày 16/05/1989, chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (ở giữa) vẫn có cuộc tiếp đón linh đình Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và vợ ông ta tại Đại lễ đường Nhân dân. Điều đáng nói là hành động trên trùng khớp với thời điểm diễn ra cuộc tuyệt thực của hàng ngàn sinh viên, cuộc tiếp đón buộc phải thay đổi địa điểm dự kiến ban đầu là Quảng trường Thiên An Môn sang… ngay tại sân bay, thật xấu hổ cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc!

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
5. Ngày 17/05/1989: Đúng năm ngày sau cuộc tuyệt thực bắt đầu đến giai đoạn cao trào, nhiều sinh viên ngất xỉu và thương vong. Lực lượng y tế buộc phải sơ tán những người biểu tình ốm yếu ra khỏi Quảng trường.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
6. Ngày 18/05/1989, các công nhân Trung Quốc đã diễu hành trên xe máy, tiếp sức cho các sinh viên tuyệt thực. Lúc cao trào, có tới hơn 1 triệu người đã diễu hành qua Bắc Kinh tham gia cuộc biểu tình.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
8 – Ngày 19/05/989, ngày thứ sáu của cuộc tuyệt thực, Tổng bí thư Đảng cộng sản của Trung Quốc lúc đó là Triệu Tử Dương đã tới Quảng trường Thiên An Môn để "giải quyết" cuộc biểu tình của các sinh viên. Ông ta bắt đầu bài phát biểu với câu nói nổi tiếng: "Các bạn sinh viên, chúng tôi đã tới quá trễ, rất xin lỗi". Ngay hôm sau, Thủ tướng Trung Quốc thời bấy giờ là Lý Bằng đã ra lệnh thiết quân luật ở một số khu vực thuộc thủ đô Bắc Kinh.  

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
9. Ngày 20/05/1989, các giảng viên từ Đại học sư phạm Bắc Kinh (Beijing Normal University) đã tới Quảng trường Thiên An Môn bằng xe tải để hỗ trợ các sinh viên của họ, sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
10. Cùng ngày, những người biểu tình giơ cao tay của họ theo biểu tượng chữ V của chiến thắng khi ép buộc một xe quân sự chở đầy lính dừng lại khi đang trên đường tới Quảng trường Thiên An Môn. Họ không hề biết trước, cái chết thê thảm đang chờ đón họ...

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
11. Ngày 30/05/1989, các sinh viên từ Học viện Mỹ thuật Trung ương (Central Academy of Fine Arts) đã tạo ra một bức tượng Thần dân chủ cao tới 10m để khích lệ tinh thần cho các sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn. Được dựng lên chỉ trong 4 ngày, bức tượng đã được đặt trước Đài tưởng niệm Anh hùng của Nhân Dân.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
12. Bắt đầu cuộc đàn áp: Những toán quân đội được trang bị vũ khí bắt đầu tiếp cận Quảng trường Thiên An môn vào sáng ngày 02/06/1989.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
13. Vào tối ngày 03 và rạng sáng ngày 04/06/1989, các lực lượng quân đội có vũ trang cùng lực lượng xe tăng bắt đầu di chuyển vào phía các sinh viên và các thường dân đang tụ tập xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, mở màn cho một cuộc đấu đá nảy lửa…. 1 giờ sáng 4/6/1989, quân đội Trung Quốc được lệnh bằng mọi cách phải "làm sạch" Thiên An Môn, không còn người biểu tình.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
14. Phóng viên nước ngoài cũng không được tha...

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
15. Ngày 04/06/1989, các sinh viên leo lên đốt xe tăng. Con số người chết chính thức không bao giờ được công bố, nhưng các nhân chứng và các nhóm nhân quyền đã tiết lộ, có hàng trăm người đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ đầu tiên này.

 
16. Những người đi xe đạp tỏ ra thách thức khi đạp xe lượn quanh các xe tăng của chính phủ.

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
17. Tiếc là họ đã không thể cản được màn "dùng xe tăng cán vào biển người biểu tình và tuyệt thực" của chính quyền Trung Quốc....

Diễn biến sự kiện đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn qua ảnh
 
18. "Người Tăng" đang cố dùng thân mình để dừng một chiếc xe tăng T59, bức ảnh nổi tiếng "Tank man" này được chụp vào ngày 05/06.

Không có số liệu chính thức nào được công bố, cũng không biết bao nhiêu người đã bị đàn áp và giết chết tại Quảng trường Thiên An Môn vào những ngày ấy. Bởi chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ quá xảo quyệt, họ đã "dọn sạch bãi máu" sau khi dùng xe tăng cán lên các sinh viên đang ngồi tuyệt thực ở Quảng trường Thiên An Môn chỉ sau một đêm bằng vòi rồng và xe ủi (!?!)

Có thể nói sự kiện Thiên An Môn là vết nhơ thể hiện sự độc đoán và tàn nhẫn của bộ máy chính quyền Trung Quốc. Họ có thể "rửa sạch" máu ở trên Quảng trường Thiên An Môn những ngày đẫm máu đó, nhưng họ không thể che đậy và dối lừa lịch sử về tội ác của họ. Lịch sử sẽ luôn được phơi bày...
Hữu Thắng
Theo CNN và The Guardian