Cuộc biểu tình và tuyệt thực của các sinh viên, trí thức Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc) vào ngày 4/6/1989 bị đàn áp trong biển máu đã trở thành một vết nhơ không thể gột rửa trong lịch sử Trung Quốc bất chấp nhà cầm quyền nước này muốn xóa sạch dấu vết.
Dưới đây là một số hình ảnh theo dòng sự kiện này, do các phóng viên
quốc tế ghi lại qua bài tường thuật của CNN và The Guardian, VnReview
xin lược dịch và giới thiệu để các bạn hiểu thêm về sự kiện dẫm máu đầy
tang thương này:
1. Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang),
Tổng bí thư của Đảng cộng sản Trung Quốc bị lật đổ, qua đời vào ngày
15/04/1989 ở tuổi 73. Ngay hôm sau, hàng ngàn sinh viên đã tụ tập tại
Quảng trường Thiên An Môn để tưởng nhớ ông, vị cựu tổng bí thư này trở
thành biểu tượng của phong trào cải cách sinh viên năng động. Một tuần
sau, hàng ngàn sinh viên đã tuần hành tới Quảng trường Thiên An Môn, bắt
đầu cho một cuộc "thập tự chinh" mà kết cục của nó không ai dám nghĩ
tới: Tắm trong biển máu, bi thảm khôn cùng!
2. Ngày 13/05/1989,
cuộc biểu tình của các sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn đã leo
thang và biến thành một cuộc tuyệt thực tập thể, với hàng ngàn người
tham gia nhằm kêu gọi cải cách dân chủ.
3 – Các sinh viên đói lả vẫn trung thành dẫn đầu đoàn biểu tình nằm tuyệt thực trên mái xe bus đậu ở Quảng trường Thiên An Môn.
4 – Ngày 16/05/1989,
chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (ở giữa) vẫn có cuộc tiếp đón linh
đình Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và vợ ông ta tại Đại lễ đường
Nhân dân. Điều đáng nói là hành động trên trùng khớp với thời điểm diễn
ra cuộc tuyệt thực của hàng ngàn sinh viên, cuộc tiếp đón buộc phải thay
đổi địa điểm dự kiến ban đầu là Quảng trường Thiên An Môn sang… ngay
tại sân bay, thật xấu hổ cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc!
5. Ngày 17/05/1989:
Đúng năm ngày sau cuộc tuyệt thực bắt đầu đến giai đoạn cao trào, nhiều
sinh viên ngất xỉu và thương vong. Lực lượng y tế buộc phải sơ tán
những người biểu tình ốm yếu ra khỏi Quảng trường.
6. Ngày 18/05/1989,
các công nhân Trung Quốc đã diễu hành trên xe máy, tiếp sức cho các
sinh viên tuyệt thực. Lúc cao trào, có tới hơn 1 triệu người đã diễu
hành qua Bắc Kinh tham gia cuộc biểu tình.
8 – Ngày 19/05/989,
ngày thứ sáu của cuộc tuyệt thực, Tổng bí thư Đảng cộng sản của Trung
Quốc lúc đó là Triệu Tử Dương đã tới Quảng trường Thiên An Môn để "giải
quyết" cuộc biểu tình của các sinh viên. Ông ta bắt đầu bài phát biểu
với câu nói nổi tiếng: "Các bạn sinh viên, chúng tôi đã tới quá trễ, rất xin lỗi".
Ngay hôm sau, Thủ tướng Trung Quốc thời bấy giờ là Lý Bằng đã ra lệnh
thiết quân luật ở một số khu vực thuộc thủ đô Bắc Kinh.
9. Ngày 20/05/1989,
các giảng viên từ Đại học sư phạm Bắc Kinh (Beijing Normal University)
đã tới Quảng trường Thiên An Môn bằng xe tải để hỗ trợ các sinh viên của
họ, sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố.
10. Cùng ngày, những
người biểu tình giơ cao tay của họ theo biểu tượng chữ V của chiến
thắng khi ép buộc một xe quân sự chở đầy lính dừng lại khi đang trên
đường tới Quảng trường Thiên An Môn. Họ không hề biết trước, cái chết
thê thảm đang chờ đón họ...
11. Ngày 30/05/1989,
các sinh viên từ Học viện Mỹ thuật Trung ương (Central Academy of Fine
Arts) đã tạo ra một bức tượng Thần dân chủ cao tới 10m để khích lệ tinh
thần cho các sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn. Được dựng
lên chỉ trong 4 ngày, bức tượng đã được đặt trước Đài tưởng niệm Anh
hùng của Nhân Dân.
12. Bắt đầu cuộc đàn áp: Những toán quân đội được trang bị vũ khí bắt đầu tiếp cận Quảng trường Thiên An môn vào sáng ngày 02/06/1989.
13. Vào tối ngày 03 và rạng sáng ngày 04/06/1989,
các lực lượng quân đội có vũ trang cùng lực lượng xe tăng bắt đầu di
chuyển vào phía các sinh viên và các thường dân đang tụ tập xung quanh
Quảng trường Thiên An Môn, mở màn cho một cuộc đấu đá nảy lửa…. 1 giờ
sáng 4/6/1989, quân đội Trung Quốc được lệnh bằng mọi cách phải "làm
sạch" Thiên An Môn, không còn người biểu tình.
14. Phóng viên nước ngoài cũng không được tha...
15. Ngày 04/06/1989,
các sinh viên leo lên đốt xe tăng. Con số người chết chính thức không
bao giờ được công bố, nhưng các nhân chứng và các nhóm nhân quyền đã
tiết lộ, có hàng trăm người đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ đầu
tiên này.
16. Những người đi xe đạp tỏ ra thách thức khi đạp xe lượn quanh các xe tăng của chính phủ.
17. Tiếc là họ đã không thể cản được màn "dùng xe tăng cán vào biển người biểu tình và tuyệt thực" của chính quyền Trung Quốc....
18. "Người Tăng" đang cố dùng thân mình để dừng một chiếc xe tăng T59, bức ảnh nổi tiếng "Tank man" này được chụp vào ngày 05/06.
Không có số liệu chính thức nào được công bố, cũng không biết bao nhiêu
người đã bị đàn áp và giết chết tại Quảng trường Thiên An Môn vào những
ngày ấy. Bởi chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ quá xảo quyệt, họ đã
"dọn sạch bãi máu" sau khi dùng xe tăng cán lên các sinh viên đang ngồi
tuyệt thực ở Quảng trường Thiên An Môn chỉ sau một đêm bằng vòi rồng và
xe ủi (!?!).
Có
thể nói sự kiện Thiên An Môn là vết nhơ thể hiện sự độc đoán và tàn
nhẫn của bộ máy chính quyền Trung Quốc. Họ có thể "rửa sạch" máu ở trên
Quảng trường Thiên An Môn những ngày đẫm máu đó, nhưng họ không thể che
đậy và dối lừa lịch sử về tội ác của họ. Lịch sử sẽ luôn được phơi
bày...
Hữu Thắng
Theo CNN và The Guardian
EmoticonEmoticon
Note: Only a member of this blog may post a comment.