Hàng nghìn người chen lấn nhau ăn sushi miễn phí

Hàng nghìn người chen lấn nhau ăn sushi miễn phí
Thông báo cho vào cửa tự do, ăn buffet Nhật Bản miễn phí, hàng nghìn người đã chen lấn tại một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội). 

Phố Đoàn Trần Nghiệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) hôm qua (24/10) nhộn nhịp hơn rất nhiều bởi dòng người xếp hàng, chờ đến lượt vào ăn buffet Nhật miễn phí. Càng gần giờ ăn, số lượng người đến càng đông, tràn xuống xuống lòng đường, gây ách tắc giao thông. Thậm chí, một số người còn chen lấn, xô đẩy chỉ với mong muốn dành được một phần ăn cho mình. Nhân viên cửa hàng đã phải làm việc hết công suất song cũng không thấm vào đâu so với lượng khách ghé đến.

Số lượng người đến lên tới cả nghìn trong khi chỉ có vài trăm suất ăn.

Với số lượng phần ăn giới hạn (sáng và chiều là 180, tối là 280 người) mà lượng khách đến cả nghìn người khiến cho cửa hàng rơi vào tình trạng quá tải. Quản lý tại cửa hàng cho biết, mặc dù cửa hàng đã chuẩn bị dư ra đến cả nghìn suất ăn, trưa phải đi mua thêm nguyên liệu, song cũng chỉ “cầm cự” được đến chiều, buổi tối thì hết đồ ăn hoàn toàn.

Nhiều bạn trẻ cũng vì thế mà xếp hàng cả tiếng vẫn chưa đến lượt, một số khác đành phải chấp nhận ra về. Bên cạnh những bạn thông cảm cho cửa hàng vì “miễn phí đông là điều dễ hiểu” hay “quán vẫn phục vụ rất nhiệt tình, chu đáo” và cho những phản hồi khá tích cực khi may mắn được thưởng thức đồ ăn tại đây thì cũng có không ít người cảm thấy bực mình.

Bạn Ngọc Anh chia sẻ: “Quán đông, phải chờ lâu thì không sao; nhưng đến tối thông báo hết là không chấp nhận được. Mình và các bạn đã phải chuẩn bị rất lâu cho cuộc hẹn này”. Những người khác cũng có ý kiến như: “Tổ chức event thì phải lường trước được các rủi ro có thể xảy ra, nhất là những dịp miễn phí như thế này. Đã có rất nhiều người đến quán mong được thưởng thức sushi mà đổi lại chỉ là sự bực mình, khó chịu”…

Trong nhà hàng luôn chật cứng người, dẫn tới dịch vụ bị suy giảm.

Nguyễn Minh Hiền – người phụ trách sự kiện lần này cho biết: “Đây là lần đầu tiên cửa hàng tổ chức ăn miễn phí như thế này nên không khó tránh khỏi sai sót. Việc cửa hàng bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng kết quả là mua sự bực mình cho mọi người thì không ai muốn. Thực sự chúng tôi không lường trước được số lượng khách đến quán lại đông vậy”.

Cũng theo Hiền, có nhiều yếu tố khách quan khiến cho cửa hàng không thể kiểm soát được như việc nhiều trang mạng khác không xin phép mà đã chia sẻ thông tin của cửa hàng hay có không ít khách hàng đến ăn cố ý chen lấn xô đẩy, gây mất trật tự và lấy thức ăn tràn lan, ăn một miếng mà lấy cả khay… dẫn đến sự việc vừa qua.

Tôi không tuyển người Hà Nội

Tôi không tuyển người Hà Nội
Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh nắm giữ.

Cách đây chỉ một tuần, do quá bực mình, tôi chỉ thẳng mặt một cậu nhân viên rồi nói:
'Mày đi thẳng ra khỏi công ty đi, những thằng như mày, chỉ dựa dẫm gia đình, sinh ra sướng sẵn rồi, nên không bao giờ làm được việc nếu không chịu khó rèn luyện đâu. Mày đừng bao giờ coi khinh người nhà quê, người ngoại tỉnh, mày nhìn xem, năng lực, những cái mày làm được, liệu có bằng người ta không?'

Cậu này, người Hà Nội gốc, vốn do một ông sếp gửi gắm, là cháu ông ta. Do cần phải quan hệ, tôi buộc phải nhận vào, nhưng làm việc thì không ra gì mà còn hay chém gió, hay coi thường người khác. Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh nắm giữ.

Tôi, vốn là một người nhà quê, lên Hà Nội học đại học, rồi lập nghiệp với đôi bàn tay trắng. Tôi không hề phân biệt vùng miền, không hề phân biệt đánh giá thấp cao người Thủ đô hay người quê gì cả, có lẽ tôi chẳng có duyên với người Thành phố. Nhưng tuyển nhân sự nhiều tôi nhận ra rằng, những người đi làm mà có áp lực chuyện cơm áo gạo tiền, không làm thì đói, cái chân cái tay không hoạt động thì cái dạ dày rỗng không, họ sẽ có động lực học tập, làm việc, phấn đấu hơn. Còn những người Thủ đô, vỗn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ.

lao động, tuyển dụng, người Hà Nội
Còn những người Thủ đô, vỗn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ. (Ảnh minh họa)

Nhìn xem, người Thủ đô cứ nói rằng, người nhà quê, người ngoại tỉnh lên phố làm đất chật người đông, tắc đường, bẩn thỉu Thủ đô của họ. Nhưng cũng so sánh xem, những ai mới là những người có nhiều đóng góp cho xã hội, bằng ý chí phấn đấu của chính bản thân mình?

Ngày tôi đi học đại học, tôi đạp cái xe đạp, bữa cơm ở cái nhà trọ chật chội nóng ran chỉ toàn đậu phụ, thỉnh thoảng mới có thịt, mỳ tôm là món trường kì. Ở lớp tôi, sau 1 lần được phân nhóm làm đồ án, tôi làm với 2 cậu người Hà Nội. Ý tưởng tôi đưa ra bị gạt phắt, kèm theo câu nói: “Cái loại mày nhà quê, biết gì”. Chạm tự ái, tôi nói với 2 cậu kia rằng: “Được rồi, để xem sau này, thằng nào hơn thằng nào”.

Rút cuộc, 10 năm sau ngày ra trường, 2 cậu kia sự nghiệp chẳng có gì, còn tôi, có một doanh nghiệp riêng với hơn 500 công nhân, với 3 chi nhánh ở khắp đất nước.

Mới rồi, tôi và cậu trưởng phòng đến thăm nhà mới của cậu phó giám đốc của công ty. Hai cậu này, đã lăn lộn theo tôi từ những ngày khó khăn đầu tiên. Cậu phó giám đốc, dân Nghệ An, mua được căn nhà mặt ngõ lớn, trị giá 4 tỷ, tâm sự mà rơm rớm nước mắt:

Em có được ngày hôm nay, lo được cho vợ con, cho gia đình nghèo trong quê, cũng là nhờ sự giúp đỡ của anh.

Tôi gặm miếng cu-đơ quà quê của cậu ấy, bảo lâu lắm anh mới được ăn cái món này đấy. Đi một vòng quanh nhà, tôi bảo cậu ấy: “Cái nhà 4 tỷ mà vẫn chưa mua được bộ sa-lông cho ra hồn nhỉ, cậu cứ quen tính tiết kiệm từ ngày xưa. Giờ có tiền rồi, cũng phải cho mình thoải mái tí, anh biết cậu vẫn nặng gánh gia đình ở quê”. Nói rồi tôi rút tiền túi, cho riêng cậu ấy 50 triệu, bảo đây là “lệnh sếp”, bắt phải nhận, anh mừng chú nhà mới.

Tôi vẫn chưa hài lòng, quay sang bảo cậu trưởng phòng:
Cái thằng Nghệ An cá gỗ, bao nhiêu năm vẫn đi cái xe ghẻ. Anh cho nó 100 triệu nữa, còn chú, thằng Hoa Thanh Quế này, chú góp 50 chục triệu nhé. Mai bắt nó phải đi mua ô tô, anh biết tính nó, nó chỉ mua cái xe be bé thôi. Mua mà chở vợ con đi, nhà 2 đứa con nhỏ, đỡ nắng mưa nhọc thân, không mua là 2 thằng tao đòi lại tiền.

lao động, tuyển dụng, người Hà Nội
Công ty tôi, công nhân toàn dân ngoại tỉnh, vì người Thủ đô ít làm những công việc chân tay vất vả này. (Ảnh minh họa)

Cậu trưởng phòng, quê gốc Thanh Hóa, vui vẻ rút tiền chuyển luôn.
Anh em tôi thân thiết, “vào sinh ra tử” cùng nhau, gắn bó với nhau từ lâu, quá thân thiết nên vẫn cứ có cách gọi nhau vừa bỗ bã, vừa vui, vừa đầy “tính địa phương” như thế.

Cậu trưởng phòng này, dân Thanh Hóa, rất tháo vát, giỏi giang. Tôi vẫn nói với cậu ấy, khi cần cứ mạnh bạo chi đi, tiếp đối tác, cứ đưa vào nhà hàng sang nhất, xịn nhất, nếu công việc hiệu quả thì chú không phải tiết kiệm, phải “kẹt xỉ” hộ anh làm cái gì.

Mới rồi, thương thảo một hợp đồng xây dựng, cậu này nhất quyết không nhượng đối tác chuyện giá vật liệu, yêu cầu đối tác không tính giá cố định mà phải theo thị trường, nếu vật liệu lên là phải bù thêm tiền cho bên thực hiện. Kì kèo thương thảo mấy bận, tưởng đổ bể hợp đồng, cuối cùng đối tác cũng đồng ý kí với bên tôi. Cậu trưởng phòng khăng khăng: “Cái gì đúng thì thôi, anh biết tính em rồi đấy, đã làm ăn là phải tính chuẩn từng đồng không có ngày anh em mình chết”. Công trình thực hiện xong, tôi có đùa: “Đúng là chỉ nhờ cái tính hơi kiệt, Hoa Thanh Quế của cậu mà tiết kiệm cho công ty đến 4 tỷ đồng. Công trình này làm tốt, thắng lớn lãi to, anh thưởng riêng chú 500 triệu luôn”.

Công ty tôi, công nhân toàn dân ngoại tỉnh, vì người Thủ đô ít làm những công việc chân tay vất vả này. Tôi trả lương xứng đáng, đãi ngộ tốt, quan tâm đến đời sống từng người công nhân. Với những nhân sự chủ chốt trong ban lãnh đạo, toàn người nhà quê, người ngoại tỉnh, nào dân Thanh Hóa “ăn rau má phá đường tàu”, nào dân bọ Nghệ An, nào mấy ông Hà Tây cũ, giờ là Hà Lội 2. Tôi chẳng tuyển được người Thủ đô, do tôi ít gặp người Hà Nội mà giàu ý chí phấn đấu, có tinh thần sáng tạo vượt khó. Những người Hà Nội tôi biết, giờ toàn “ấm thân” ở mấy chỗ của chú bác những người này, ngày ngày đọc báo, hết tháng nhận lương, họ chẳng đủ năng lực làm được cái gì ra hồn, nên chỉ được đến thế.

Chỉ trong gian khổ, khó khăn, con người ta mới trưởng thành được, chúng tôi, những người ngoại tỉnh, có điều đó. Cá nhân tôi, một tổng giám đốc, mỗi năm kiếm ra tầm hơn chục tỷ đồng cho riêng bản thân mình, không hề cảm thấy tự ti, mà còn thấy tự hào với gốc gác nhà quê của mình.

(Theo Khám phá) 

Bệnh viện phát tờ rơi mua tinh trùng với giá 15 triệu đồng

Bệnh viện phát tờ rơi mua tinh trùng với giá 15 triệu đồng
Cách đây hai ngày, tờ rơi rao mua tinh trùng với mức giá 5.000 NDT (khoảng 15 triệu đồng) xuất hiện đã gây xôn xao dư luận. Tìm hiểu được biết chủ nhân của nó là Bệnh viện nhân dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Và hôm 17.5, đại diên của bệnh viện đã xác nhận thông tin trên là đúng.
Ảnh minh hoạ
Được biết, số tờ rơi phát ra khoảng 700 tờ, nhiều người tin nhưng cũng có không ít nghi ngờ tính xác thực của thông tin.
Khi một phóng viên điện thoại liên lạc theo số điện thoại ghi trên tờ rơi, một người đàn ông đã tự nhận là nhân viên của ngân hàng tinh trùng Bệnh viện Nhân dân Giang Tô và cho biết, mức trợ cấp 5.000 NDT cho mỗi lần hiến tinh trùng là chính sách mới của bệnh viện.
Tuy nhiên, nam nhân viên này cho biết, số tiền trên sẽ không đưa ngay cho người hiến mà sau một lần hiến mỗi người chỉ nhận được 100 NDT, hoàn thành các bước kiểm tra sẽ nhận tiếp 3.000 NDT và sau nửa năm, nếu được kết luận không có bệnh tật, các bệnh nguy hiểm như AIDS sẽ được thanh toán nốt số tiền còn lại.
Tiến sĩ Wang Wei phụ trách ngân hàng tinh trùng này cho biết, mỗi người hiến tinh trùng cần kiểm tra chất lượng, kiểm tra máu và nhiều bước khác, phải lui tới bệnh viện 10 lần. Với những người muốn hiến nhiều lần, số lần cách nhau tối thiểu 3 tháng. Một lần hiến được xem là thành công khi phụ nữ nhận lượng tinh trùng đó mang thai. Để tránh trùng lặp, các tình nguyện viên của ngân hàng tinh trùng sẽ kiểm tra số ID, thiết lập hệ thống nhận dạng dấu vân tay.
Trước đây, Bệnh viện nhân dân tỉnh Giang Tô đã có chính sách giúp đỡ cho ngân hàng tinh trùng. Năm 2010 tăng mức thù lao nhận được từ 3.000 lên 4.000 NDT và từ tháng 3.2012 tăng lên 5.000 NDT.
Theo CN