Hơn
chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà
Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh
nắm giữ.
Cách đây chỉ một tuần, do quá bực mình, tôi chỉ thẳng mặt một cậu nhân viên rồi nói:
'Mày
đi thẳng ra khỏi công ty đi, những thằng như mày, chỉ dựa dẫm gia đình,
sinh ra sướng sẵn rồi, nên không bao giờ làm được việc nếu không chịu
khó rèn luyện đâu. Mày đừng bao giờ coi khinh người nhà quê, người ngoại
tỉnh, mày nhìn xem, năng lực, những cái mày làm được, liệu có bằng
người ta không?'
Cậu này, người Hà Nội gốc, vốn do một ông sếp gửi
gắm, là cháu ông ta. Do cần phải quan hệ, tôi buộc phải nhận vào, nhưng
làm việc thì không ra gì mà còn hay chém gió, hay coi thường người
khác. Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển
người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người
ngoại tỉnh nắm giữ.
Tôi, vốn là một người nhà quê, lên Hà Nội học
đại học, rồi lập nghiệp với đôi bàn tay trắng. Tôi không hề phân biệt
vùng miền, không hề phân biệt đánh giá thấp cao người Thủ đô hay người
quê gì cả, có lẽ tôi chẳng có duyên với người Thành phố. Nhưng tuyển
nhân sự nhiều tôi nhận ra rằng, những người đi làm mà có áp lực chuyện
cơm áo gạo tiền, không làm thì đói, cái chân cái tay không hoạt động thì
cái dạ dày rỗng không, họ sẽ có động lực học tập, làm việc, phấn đấu
hơn. Còn những người Thủ đô, vỗn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà
mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu
có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ.
Còn những người Thủ đô, vỗn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ. (Ảnh minh họa) |
Nhìn
xem, người Thủ đô cứ nói rằng, người nhà quê, người ngoại tỉnh lên phố
làm đất chật người đông, tắc đường, bẩn thỉu Thủ đô của họ. Nhưng cũng
so sánh xem, những ai mới là những người có nhiều đóng góp cho xã hội,
bằng ý chí phấn đấu của chính bản thân mình?
Ngày tôi đi học đại
học, tôi đạp cái xe đạp, bữa cơm ở cái nhà trọ chật chội nóng ran chỉ
toàn đậu phụ, thỉnh thoảng mới có thịt, mỳ tôm là món trường kì. Ở lớp
tôi, sau 1 lần được phân nhóm làm đồ án, tôi làm với 2 cậu người Hà Nội.
Ý tưởng tôi đưa ra bị gạt phắt, kèm theo câu nói: “Cái loại mày nhà
quê, biết gì”. Chạm tự ái, tôi nói với 2 cậu kia rằng: “Được rồi, để xem
sau này, thằng nào hơn thằng nào”.
Rút cuộc, 10 năm sau ngày ra
trường, 2 cậu kia sự nghiệp chẳng có gì, còn tôi, có một doanh nghiệp
riêng với hơn 500 công nhân, với 3 chi nhánh ở khắp đất nước.
Mới
rồi, tôi và cậu trưởng phòng đến thăm nhà mới của cậu phó giám đốc của
công ty. Hai cậu này, đã lăn lộn theo tôi từ những ngày khó khăn đầu
tiên. Cậu phó giám đốc, dân Nghệ An, mua được căn nhà mặt ngõ lớn, trị
giá 4 tỷ, tâm sự mà rơm rớm nước mắt:
Em có được ngày hôm nay, lo được cho vợ con, cho gia đình nghèo trong quê, cũng là nhờ sự giúp đỡ của anh.
Tôi
gặm miếng cu-đơ quà quê của cậu ấy, bảo lâu lắm anh mới được ăn cái món
này đấy. Đi một vòng quanh nhà, tôi bảo cậu ấy: “Cái nhà 4 tỷ mà vẫn
chưa mua được bộ sa-lông cho ra hồn nhỉ, cậu cứ quen tính tiết kiệm từ
ngày xưa. Giờ có tiền rồi, cũng phải cho mình thoải mái tí, anh biết cậu
vẫn nặng gánh gia đình ở quê”. Nói rồi tôi rút tiền túi, cho riêng cậu
ấy 50 triệu, bảo đây là “lệnh sếp”, bắt phải nhận, anh mừng chú nhà mới.
Tôi vẫn chưa hài lòng, quay sang bảo cậu trưởng phòng:
Cái
thằng Nghệ An cá gỗ, bao nhiêu năm vẫn đi cái xe ghẻ. Anh cho nó 100
triệu nữa, còn chú, thằng Hoa Thanh Quế này, chú góp 50 chục triệu nhé.
Mai bắt nó phải đi mua ô tô, anh biết tính nó, nó chỉ mua cái xe be bé
thôi. Mua mà chở vợ con đi, nhà 2 đứa con nhỏ, đỡ nắng mưa nhọc thân,
không mua là 2 thằng tao đòi lại tiền.
Công ty tôi, công nhân toàn dân ngoại tỉnh, vì người Thủ đô ít làm những công việc chân tay vất vả này. (Ảnh minh họa) |
Cậu trưởng phòng, quê gốc Thanh Hóa, vui vẻ rút tiền chuyển luôn.
Anh
em tôi thân thiết, “vào sinh ra tử” cùng nhau, gắn bó với nhau từ lâu,
quá thân thiết nên vẫn cứ có cách gọi nhau vừa bỗ bã, vừa vui, vừa đầy
“tính địa phương” như thế.
Cậu trưởng phòng này, dân Thanh Hóa,
rất tháo vát, giỏi giang. Tôi vẫn nói với cậu ấy, khi cần cứ mạnh bạo
chi đi, tiếp đối tác, cứ đưa vào nhà hàng sang nhất, xịn nhất, nếu công
việc hiệu quả thì chú không phải tiết kiệm, phải “kẹt xỉ” hộ anh làm cái
gì.
Mới rồi, thương thảo một hợp đồng xây dựng, cậu này nhất
quyết không nhượng đối tác chuyện giá vật liệu, yêu cầu đối tác không
tính giá cố định mà phải theo thị trường, nếu vật liệu lên là phải bù
thêm tiền cho bên thực hiện. Kì kèo thương thảo mấy bận, tưởng đổ bể hợp
đồng, cuối cùng đối tác cũng đồng ý kí với bên tôi. Cậu trưởng phòng
khăng khăng: “Cái gì đúng thì thôi, anh biết tính em rồi đấy, đã làm ăn
là phải tính chuẩn từng đồng không có ngày anh em mình chết”. Công trình
thực hiện xong, tôi có đùa: “Đúng là chỉ nhờ cái tính hơi kiệt, Hoa
Thanh Quế của cậu mà tiết kiệm cho công ty đến 4 tỷ đồng. Công trình này
làm tốt, thắng lớn lãi to, anh thưởng riêng chú 500 triệu luôn”.
Công
ty tôi, công nhân toàn dân ngoại tỉnh, vì người Thủ đô ít làm những
công việc chân tay vất vả này. Tôi trả lương xứng đáng, đãi ngộ tốt,
quan tâm đến đời sống từng người công nhân. Với những nhân sự chủ chốt
trong ban lãnh đạo, toàn người nhà quê, người ngoại tỉnh, nào dân Thanh
Hóa “ăn rau má phá đường tàu”, nào dân bọ Nghệ An, nào mấy ông Hà Tây
cũ, giờ là Hà Lội 2. Tôi chẳng tuyển được người Thủ đô, do tôi ít gặp
người Hà Nội mà giàu ý chí phấn đấu, có tinh thần sáng tạo vượt khó.
Những người Hà Nội tôi biết, giờ toàn “ấm thân” ở mấy chỗ của chú bác
những người này, ngày ngày đọc báo, hết tháng nhận lương, họ chẳng đủ
năng lực làm được cái gì ra hồn, nên chỉ được đến thế.
Chỉ trong
gian khổ, khó khăn, con người ta mới trưởng thành được, chúng tôi, những
người ngoại tỉnh, có điều đó. Cá nhân tôi, một tổng giám đốc, mỗi năm
kiếm ra tầm hơn chục tỷ đồng cho riêng bản thân mình, không hề cảm thấy
tự ti, mà còn thấy tự hào với gốc gác nhà quê của mình.
(Theo Khám phá)
EmoticonEmoticon
Note: Only a member of this blog may post a comment.