Cuộc sống hiện tại của bé Bích trong vụ án Lê Văn Luyện bây giờ thế nào

Giữa nhịp sống phố thị ồn ào, tiệm vàng Ngọc Bích nay vẫn khép mình u uất. Ở đó đã từng vang lên tiếng cười hạnh phúc của một gia đình với những thiên thần bé nhỏ… Ấy vậy, mà giờ đây, gia đình trong mơ được nhiều người dân phố núi ao ước chỉ còn lại cô bé Trịnh Thị Ngọc Bích, nạn nhân duy nhất còn sống sót sau thảm án do Lê Văn Luyện gây ra.

Cuộc sống hiện tại của bé Bích – nạn nhân duy nhất bị Lê Văn Luyện “bỏ sót” chặt lìa tay 6 năm trước

bé Bích trong vụ án Lê Văn Lượng
Bé Bích trong vụ án Lê Văn Lượng
Gần hai năm trôi qua, Bích đã có cuộc sống mới ở mảnh đất Ninh Thuận xa xôi. Gia đình cho cô bé đi xa vì sợ Bích không trụ được mỗi khi nhìn thấy ngôi nhà. Cô bé đã lớn hơn 2 năm trước rất nhiều mà không dám trở về, dù nhớ bà nội đã già yếu, nhớ các bác, cô, chú, anh chị…

Trời cho em nghị lực

Nhắc đến tên em Bích, những người dân nơi đây ai cũng cảm thương và mến phục. Những người hàng xóm nói rằng, Bích là cô bé thông minh, nhanh nhẹn và giàu nghị lực. Trong gang tấc mong manh giữa sự sống và cái chết, em đã nén chịu đau đớn, nhanh trí trốn thoát được lưỡi dao hung hãn của kẻ thủ ác. Đáng khâm phục hơn, dù chỉ là một cô bé 8 tuổi nhưng Bích đã và đang học cách đối diện với số phận, vượt lên nỗi đau và sự mất mát quá lớn của bản thân, gia đình để hoà nhập cuộc sống và học tập thật tốt, nhằm thực hiện ước mơ của mình.

Tranh thủ phút giải lao ven đường, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Nguyễn Văn L. (34 tuổi, làm nghề cắt tóc ở đối diện với tiệm vàng Ngọc Bích). Anh L. không khỏi xót xa khi nhắc lại câu chuyện đau lòng từng làm chấn động phố núi gần hai năm về trước: “Người mất thì đã mất rồi, nhưng đau xót cho người ở lại. Thương cho bé Bích, vì quá nhỏ đã phải xa lìa cha mẹ, phải chứng kiến cha mẹ bị hãm hại mà không thể giúp được gì. Tôi vẫn nhớ mãi cô bé có gương mặt tròn tròn và đôi mắt sáng thi thoảng chạy sang trò chuyện cùng cánh xe ôm và thợ cắt tóc bên này. Con bé thông minh lắm. Từ ngày xảy ra vụ án đến giờ, tôi không được gặp bé nữa. Chỉ nghe hàng xóm kháo nhau, gia đình đã chuyển cháu vào trong Nam ở cùng họ hàng. Vì sợ cháu ở lại quê sẽ bị ảnh hưởng tâm lý do những ký ức kinh hoàng. Theo tôi được biết, từ ngày xảy ra chuyện, cháu Bích chưa một lần trở lại ngôi nhà thân yêu của mình. Cháu cũng bằng tuổi con tôi, đang tuổi ăn, tuổi chơi mà …”.

Lắng nghe chia sẻ của những người dân nơi đây, chúng tôi phần nào hiểu được nỗi xót xa và sự cảm thông của họ với gia đình bị hại. Và, khi gặp gia đình ông Sinh, là bác ruột của cháu Bích, lắng nghe những chia sẻ của họ về cô cháu gái tội nghiệp mới càng thấy xót xa trước một tuổi thơ phải chứng kiến vụ thảm sát kinh hoàng.

Dù đã bước sang độ tuổi ngoại ngũ tuần nhưng người bác không thể kìm nén nổi tâm trạng xúc động, ánh mắt rưng rưng khi nhớ về đứa cháu thân yêu của mình. Ông Sinh tâm sự: “Gia đình bên nội tôi tập trung sinh sống, làm ăn hết ở đây. Ngày xưa tôi lấy vợ, cha mẹ cũng không cho lấy xa để tiện bề đi lại. Anh em họ hàng ở gần nhau vẫn là nhất. Thế nhưng tai hoạ bỗng đâu giáng xuống đầu, cả họ có mình cháu nó phải xa quê hương vào tận Ninh Thuận để sinh sống, học tập. Hiện Bích đang ở cùng một người bác bên ngoại. Gia đình người bác này con cái đã lớn cả, chỉ còn một cháu chưa lập gia đình nên có điều kiện chăm sóc, nuôi nấng Bích. Một điểm thuận lợi nữa là, hầu hết họ hàng bên ngoại nhà cháu ở trong đó nên cũng đùm bọc, đỡ đần cho cháu. Gia đình chúng tôi ngoài này cũng đủ sức lo cho cháu, nhưng sau mọi chuyện, chúng tôi buộc phải cho cháu vào Nam để thay đổi môi trường sống”.

Trời cho em nghị lực - bé Bích trong vụ án Lê Văn Luyện
Trời cho em nghị lực - bé Bích trong vụ án Lê Văn Luyện
Ông Sinh cũng cho biết, hiện tại Bích đang theo học một trường quốc tế. Trường này có cả ba cấp học (cấp I-II-III), Bích sẽ học xuyên suốt ở đó. Trường này có chế độ chăm sóc học sinh khá tốt, còn thường xuyên tổ chức cho các cháu tham gia các hoạt động ngoại khoá. Ngoài học tập, Bích còn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường. Cô bé rất thích hát, thích vẽ nên gia đình còn cho Bích đi học thêm các lớp năng khiếu. Vì Bích sớm phải chịu thiệt thòi và tổn thương nên gia đình mong muốn ít nhiều bù đắp cho cháu. Thấy cô cháu gái được quan tâm và hoà nhập nhanh chóng với cuộc sống trong đó, gia đình ông Sinh cũng thêm phần yên tâm và nguôi ngoai được nỗi nhớ cháu.

Những giọt nước mắt tội nghiệp

Khi PV hỏi về tâm lý và cuộc sống hiện tại của cháu Bích, ông Sinh cũng bớt buồn rầu và mỉm cười cho biết: “Chúng tôi thường xuyên gọi điện cho cháu và được gia đình người bác trong đó cho biết, tâm lý của Bích đã ổn định hơn rất nhiều. Cháu sống vui vẻ và hoà đồng cùng bạn bè. Bàn tay phải của Bích giờ không thể hồi phục được nữa nên cháu chuyển sang viết tay trái. Điều kỳ diệu là con bé rất chịu khó và viết chữ rất đẹp. Bích cũng đã sinh hoạt thuận tiện và không cần nhiều đến sự giúp đỡ của người khác như thời điểm tay vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các cơn đau. Về phần tâm lý, để cháu không bị gợi lại những ký ức cũ, trong gia đình, hai bác của cháu nghiêm cấm mọi người không được bàn bạc gì về những chuyện cướp của, giết người… Tuy vậy, thi thoảng Bích vẫn khóc, vẫn tủi thân khi nhớ về cha mẹ và em nhỏ. Có lần, nửa đêm Bích nằm mơ rồi giật mình tỉnh giấc. Giữa màn đêm, con bé khóc oà lên. Khi đó, bác của Bích lại ôm nó vào lòng. Hai bác cháu lại khóc nức nở”. Có lẽ, chính người thân của cháu Bích đang nỗ lực từng giây phút để bù đắp và hóa giải nỗi đau của cháu Bích.

Trong buổi trò chuyện, PV còn có dịp được lắng nghe tâm sự của bà nội cháu Ngọc Bích. Bà cho hay: “Bích là con bé rất giàu tình cảm. Cháu thường xuyên gọi điện về hỏi thăm sức khoẻ ông bà, các em và các bác ngoài này. Lần nào cháu gọi điện về cũng nói nhớ nhà, nhớ ông bà và các bác ngoài này. Nói xong con bé lại khóc. Vì cháu nó hay khóc như thế nên nhiều khi muốn hỏi thăm tình hình của nó, người nhà tôi lại phải hỏi qua các bác của cháu”. Dứt lời của bà, cậu bé học lớp 2 (con trai của ông Sinh ngồi bên cạnh) cũng tiếp chuyện: “Hôm mừng thọ ông nội, em Bích gọi về cho cháu nói là Bích nhớ anh lắm. Cháu cũng nhớ em. Thấy em khóc, cháu cũng khóc theo. Ngày trước cứ đi học về là Bích chạy xuống đây rồi hai anh em đi chơi. Vui lắm cô ạ”.

Nhớ nhà là vậy, nhưng Bích không dám về thường xuyên vì sợ những ký ức đau buồn trỗi dậy. Ông Sinh kể lại, từ ngày cháu vào miền Nam học tập mới chỉ về quê duy nhất một lần. Đó là dịp giỗ đầu bố mẹ và em cháu. Lần đó, hai bác bên ngoại ép mãi cháu mới về và cũng chỉ dám ở nhà chớp nhoáng vài ba tiếng rồi đi ngay. Lúc Bích về nhà, nhìn thấy cháu, không ai cầm nổi nước mắt nhưng cố phải kìm nén cảm xúc vì sợ cháu nhìn thấy lại buồn hơn.

Dù tuổi còn rất nhỏ nhưng Bích đã có những suy nghĩ rất người lớn. Ông Sinh thấy tự hào nhưng cũng đớn đau vì điều đó. Có lẽ số phận kém may mắn đã khiến cô bé có những tâm tư già trước tuổi. Dù rất muốn cháu gái về ở cùng cho gần gũi, song ông không dám nói ra suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, trong những cuộc điện thoại tâm sự với bác, Bích vẫn hẹn bác, lớn lên cháu sẽ về. “Nghe cháu nói thế tôi mừng lắm. Nhưng có lẽ cũng chưa chắc được. Vì, khi cháu lớn, tư tưởng tình cảm nó khác thì cũng không biết thế nào”, ông Sinh giãi bày. 

Với cuộc trò chuyện ngắn ngủi, chúng tôi cũng đã biết được phần nào cuộc sống của cô bé giàu nghị lực. Ngẫm lại những gì bé Bích đã phải đối diện, có lẽ ai ai cũng thầm nguyện cầu cho cô bé có được cuộc sống hạnh phúc và gặp nhiều may mắn…

Một môi trường học mới, hiện đại hy vọng sẽ giúp bé Bích quên dần nỗi ám ảnh kinh hoàng về thảm án của cả gia đình. (Ảnh minh họa).
Một môi trường học mới, hiện đại hy vọng sẽ giúp bé Bích quên dần nỗi ám ảnh kinh hoàng về thảm án của cả gia đình. (Ảnh minh họa).
“9 năm nữa con mới về quê”

Ông Sinh cho biết: “Trong cuộc điện thoại gần nhất với tôi cách đây mấy hôm, Bích có tâm sự: “9 năm nữa con mới về quê bác ạ”. Tôi không biết tại sao cháu lại hẹn tôi 9 năm. Nhưng tôi hy vọng rằng quãng thời gian không ngắn đó sẽ giúp cháu tôi đủ bản lĩnh để đối diện với những ký ức tuổi thơ quá kinh hoàng”.

Bài "Cuộc sống hiện tại của bé Bích trong vụ án Lê Văn Lượng bây giờ thế nào"
Theo BTS

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

Note: Only a member of this blog may post a comment.