Kinh hoàng kiều nữ Hải Dương cưỡng dục tài xế taxi 30 lần/2 ngày

Kinh hoàng kiều nữ Hải Dương cưỡng dục tài xế taxi 30 lần/2 ngày
Nhiều tài xế bị qua đêm với “nữ dâm tặc”, ngày hôm sau mắt đẫn đờ, chân bước không nổi, chỉ còn chút sức tàn gọi điện cho quản lý hay bạn bè đến đón đưa về… 

Cứ 10 taxi của các hãng vào đón vị khách nữ Việt kiều này thì có đến 9 người bị ả dùng mọi thủ đoạn để cưỡng dục.

Trong một lần ghé TP.Hải Dương công tác, chúng tôi nghe được câu chuyện khá lạ lẫm từ cánh taxi. Họ truyền tai nhau về một địa chỉ mà bất kỳ lái xe nào gặp phải cũng kinh sợ và né tránh, vì cứ vào là bị một kiều nữ làm mê mẩn, sau đó bị cưỡng dục liên miên, vắt kiệt sức lực. 

Chỉ tiếp taxi trẻ khỏe
Theo như anh Bối, tài xế của hãng Mai Linh trên địa bàn, “nữ dâm tặc” này tên Ngọc, Việt kiều từ Đức về. Ngọc khá xinh đẹp lại giàu có, giao tiếp bằng tiếng Việt khá tốt. 

N không chỉ sở hữu một nhan sắc mê hồn, một giọng ngọt ngào đi vào lòng người mà còn tỏ ra là một người khá giàu có khi sở hữu căn biệt thự sang trọng lớn nhất nhì TP.Hải Dương.

“Đặc biệt là khả năng tiêu tiền của N khiến cánh nhà giàu trên địa bàn phải phát hoảng. Tuần nào cô ta cũng đi mua sắm hàng chục triệu đồng, toàn đồ hàng hiệu, rượu tây đắt đỏ…”, tài xế N, hãng Thành Đông cho biết.
Cũng theo anh N, hầu có đến 90% tài xế của các hãng đều kiều nữ N lừa vào nhà lạm dâm. Người ít thì bị một lần, nhiều thì bị vài lần trở lên.  

Điều đặc biệt là kiều nữ này đặc biết thích mây mưa là những thanh niên trẻ mới vào nghề lái taxi. Bởi họ còn khá ngu ngơ và dễ bị nhan sắc của N làm mê muội.

Anh H, tài xế hãng Thành Đông cho biết: “Ngay trước cổng biệt thự của N có một chiếc camera lớn. Taxi đến là N ngồi trong nhà theo dõi, nếu trẻ, khỏe là cô ta đon đả ra mở cửa tiếp đón, yêu cầu đánh xe vào trong. Lái xe già và xấu là N không thèm mở cửa, gọi điện không nghe”.

N còn tỏ ra là một người khá giàu có khi sở hữu căn biệt thự sang trọng lớn nhất nhì TP.Hải Dương.

Anh Q, một tài xế hãng Mai Linh, sống cạnh nhà kiều nữ N cho biết: “N chẳng mấy khi tiếp xúc với hàng xóm. Suốt ngày đóng kín cửa, chỉ mở khi có taxi hoặc xe ôm đến đón. Có taxi vào trong đó đỗ đến 2 ngày mới ra”.
“Cả lượng tài xế bị lừa đến và lượng taxi, xe ôm tự tìm đến, trung bình một ngày có đến cả chục người. Nhưng đến một lần là không ai dám bén mảng đến lần thứ 2. Nhiều người vào gần tiếng đồng hồ đi ra là phờ phạc như mất hồn”, anh Q cho hay.
Ép tài xế "mây mưa" hơn 30 lần/2 ngày
Để thỏa mãn dục vọng, kiều nữ này thường liên tục thay đổi các chiêu câu tài xế của các hãng. Theo anh anh T, tài xế lâu năm hãng taxi Rạng Đông, trên địa bàn cho biết, ở Hải Dương có gần chục hãng taxi, thì gần như 80% nam tài xế đã bị N lừa vào "cuộc yêu".
“Chỉ có những tài xế già, trông yếu ớt thì ả kiều này không "thịt", còn đa phần cứ gặp thanh niên trẻ, khỏe lại cao to là không thể cưỡng được các chiêu bài của ả bày ra”, anh T nói.
Tại bãi đỗ xe của hãng Mai Linh trước cửa Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hải Dương, tài xế X chia sẻ: “Ban đầu, thủ đoạn của N hết sức đơn giản. Khi tài xế lái xe đến đón, N thường yêu cầu đánh xe vào trong sân của biệt thự. Sau đó yêu cầu tài xế lên phòng ngủ xách hàng loạt đồ nặng từ phòng ngủ của ả từ tầng 3 xuống. Lúc đó ả đã ra khóa cửa và cho thuốc kích dục vào nước mời tài xế. Xách quá nhiều đồ, mệt, nên hầu như tài xế nào cũng uống vài ngụm nước. Sau những câu chuyện tếu táo, thuốc kích dục trong nước ngấm, tài xế đờ đẫn, kiều nữ này bắt đầu thỏa mãn dục vọng của mình”.

Một tài xế taxi tại địa bàn Hải Dương kinh hoàng kể về kiều nữ nghiện hiếp đồng nghiệp của mình.

Cũng theo anh X, ngoài chiêu bài này, N còn vẽ ra các trò khác để lạm dụng tài xế. Không nhờ xách đồ thì ả kiều này bày trò ăn mặc khiêu gợi, gạ tài xế chơi bài lá ăn tiền. Ả thường giả vờ ỡm ờ vuốt má, tựa ngực vào tài xế rồi trả thừa vài trăm nghìn nhưng lại trả toàn bằng đô. Nhiều tài xế hoa mắt vì tiền, rồi bị thị kích thích thế là bị ả kiều thỏa sức làm tình, làm tội.
Cũng có nhiều trường hợp, ả kiều gọi taxi đến đón đưa đi các huyện lang thang, rồi lợi dụng lúc tài xế không để ý cho thuốc kích dục vào chai nước, mời uống. Thế là như ma xui quỷ khiến, tài xế bị đưa vào một nhà nghỉ gần nhất cho ả thỏa sức với cơn khát dục vọng.
Riêng trường hợp của tài xế D, cánh lái xe taxi trên địa bàn vẫn lấy ra kể cho nhau như một câu chuyện để đời về sự khổ cực khi rơi vào bẫy tình của ả Việt kiều N.
Sáng sớm, ả kiều N gọi cho D vào đón, nhưng đã vào chẳng có đường ra. Sau 2 ngày bị N lạm dục, D lê lết bò ra cửa kêu cứu. Do nhà rộng, cửa đóng kín, chẳng ai nghe tiếng D. Phải gắng hết sức D mới bấm được số của quản lý cầu cứu. Khi quản lý đến, D như kẻ mất hồn, thều thào: "Cứu em với, em chết mất, nó bắt em quan hệ hơn 30 lần rồi".
Sau đó, D xin về quê tĩnh dưỡng và lấy lại thăng bằng. Hãng taxi nơi D làm việc nhiều lần gọi D quay lại làm việc, nhưng anh chưa dám bén bảng vì vẫn kinh hồn bạt vía sau 2 ngày kiệt quệ, thân tàn ma dại.

Bộ ảnh cưới tuyệt đẹp mang phong cách sexy

Bộ ảnh cưới tuyệt đẹp mang phong cách sexy
Jimmy Khánh là cái tên gây được nhiều sự chú ý nhất đối với cộng đồng cưới ở Hà Nội . Ý tưởng sáng tạo cùng những bộ ảnh có chủ đề độc đáo là ưu thế của Jimmy Khánh. Cùng với cậu học trò với nickname là Hiệp Phạm đã tạo nên bộ ảnh cưới sexy này.
 













Truất studio là một trong những studio có dịch vụ chụp ảnh cưới hiện đại, đa dạng về phong cách và nắm bắt những khoảnh khắc đáng nhớ của cô dâu chú rể, tạo nên bộ ảnh cưới sáng tạo và có nét riêng

Ảnh Jimmy Khánh

Đồng tiền có mùi gì?

Đồng tiền có mùi gì?
Một câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận. Đại ý là vào một buổi trưa, bà L, nhân có việc đi ngang trường Hùng Vương đã tá hỏa khi nhìn thấy cháu nội là Lã Thị Th V đang đứng bơ vơ trước cổng trường đóng kín. Hỏi cơ sự thì cháu V nói không được ăn cơm vì chưa nộp tiền.
Sáng hôm sau, bà đưa cháu đến trường và khất cô tài vụ hẹn buổi trưa sẽ đến đóng tiền và được phòng tài vụ đồng ý. Vậy mà trưa hôm đó khi đến trường đóng tiền, bà L một lần nữa lại thấy cháu nội của mình đứng dưới cái nắng chang chang trước cổng trường đang đóng kín…

Hóa ra, nguyên do của việc bị đuổi cổ ra ngoài cổng trường trong giờ các bạn ăn trưa chỉ là vì chậm nộp tiền. Và chậm nộp tiền là vì cha mẹ cháu V đang xảy ra lục đục.

Bạn sẽ có thể có một thứ tình cảm nào khác ngoài sự phẫn nộ. Bạn có bao giờ giật mình mỗi khi lơ đãng nghe chuyện con nhắc nộp tiền?

Người ta có thể trách “cha mẹ cháu đã thiếu quan tâm đến con cái”. Người ta có thể nói “nhà trường không phải là trại tế bần”. Thậm chí, người ta lập luận rằng: “Không có tiền thì không ăn. Thế thôi. Để đảm bảo công bằng cho những người nộp tiền ăn”. Nhưng từ bao giờ dưới mái trường XHCN đã sinh ra cái thứ công bằng bằng cách làm nhục một đứa bé? Từ bao giờ và ai đã nghĩ ra biện pháp sòng phẳng đến lạnh lùng là buộc một đứa bé phải đứng ngoài cổng để gây sức ép thu tiền? Và từ bao giờ, đồng tiền trở thành một tiêu chí cho việc phục vụ trong chính môi trường sư phạm đang dạy dỗ những đứa trẻ rằng đồng tiền không mua được hạnh phúc.

Còn bảo đó là “biện pháp” ư? Liệu có thể gọi sự lạnh lùng đến vô cảm, sòng phẳng đến nhẫn tâm là một biện pháp?

Nhắc lại rằng, cháu V, 7 tuổi, mới đang chỉ là một học sinh lớp 2. Có lẽ còn quá nhỏ để có thể khóc trong tủi nhục.

Đã có một thời, khi buộc học sinh mặc đồng phục, ngành giáo dục đã đưa ra một lý do rất thuyết phục là để tạo ra sự bình đẳng, để tránh sự phân biệt giàu nghèo trong môi trường giáo dục.

Sự bình đẳng ấy đang hiện diện về mặt hình thức trên những tấm áo đồng phục. Nhưng trong không ít trường hợp, lại thiếu vắng trong chính tư duy của những nhà giáo dục.

Những học sinh ở thủ đô phải ngồi trong lớp, không được ra ngoài xem xiếc cùng các bạn do cha mẹ không đóng 40 ngàn. Và lý do được giải thích là “đảm bảo công bằng cho những bạn đóng tiền”.
Và giờ, một đứa trò còn quá nhỏ để biết thế nào là công bằng, còn quá thơ dại để hiểu nổi tủi nhục, bị đối xử như thể hất kẻ ăn mày ra ngoài cửa nhà.

Đồng tiền ngoài chợ có mùi hàng tôm hàng cá. Còn nếu đồng tiền ngay trong nhà trường đang là một thước đo chuẩn mực thì không hiểu đồng tiền đó có mùi gì!

Anton Makarenko, nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina có lần nêu triết lý giáo dục của ông rằng: “Muốn có những đoá hoa đẹp phải kịp thời dùng kéo cắt những cành khô hoặc dùng thuốc sát trùng mà tưới cho hoa”.

Chắc chắn, đó không phải là lưỡi kéo đồng tiền để cắt vào trang giấy tâm hồn còn đang trắng tinh. Bởi thứ mà “lưỡi kéo đồng tiền” nhận được không phải là một đóa hoa đẹp mà là một tổn thương của người lớn và một bài học lớn về nổi tủi hổ của những đứa bé.

Hàng nghìn người chen lấn nhau ăn sushi miễn phí

Hàng nghìn người chen lấn nhau ăn sushi miễn phí
Thông báo cho vào cửa tự do, ăn buffet Nhật Bản miễn phí, hàng nghìn người đã chen lấn tại một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội). 

Phố Đoàn Trần Nghiệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) hôm qua (24/10) nhộn nhịp hơn rất nhiều bởi dòng người xếp hàng, chờ đến lượt vào ăn buffet Nhật miễn phí. Càng gần giờ ăn, số lượng người đến càng đông, tràn xuống xuống lòng đường, gây ách tắc giao thông. Thậm chí, một số người còn chen lấn, xô đẩy chỉ với mong muốn dành được một phần ăn cho mình. Nhân viên cửa hàng đã phải làm việc hết công suất song cũng không thấm vào đâu so với lượng khách ghé đến.

Số lượng người đến lên tới cả nghìn trong khi chỉ có vài trăm suất ăn.

Với số lượng phần ăn giới hạn (sáng và chiều là 180, tối là 280 người) mà lượng khách đến cả nghìn người khiến cho cửa hàng rơi vào tình trạng quá tải. Quản lý tại cửa hàng cho biết, mặc dù cửa hàng đã chuẩn bị dư ra đến cả nghìn suất ăn, trưa phải đi mua thêm nguyên liệu, song cũng chỉ “cầm cự” được đến chiều, buổi tối thì hết đồ ăn hoàn toàn.

Nhiều bạn trẻ cũng vì thế mà xếp hàng cả tiếng vẫn chưa đến lượt, một số khác đành phải chấp nhận ra về. Bên cạnh những bạn thông cảm cho cửa hàng vì “miễn phí đông là điều dễ hiểu” hay “quán vẫn phục vụ rất nhiệt tình, chu đáo” và cho những phản hồi khá tích cực khi may mắn được thưởng thức đồ ăn tại đây thì cũng có không ít người cảm thấy bực mình.

Bạn Ngọc Anh chia sẻ: “Quán đông, phải chờ lâu thì không sao; nhưng đến tối thông báo hết là không chấp nhận được. Mình và các bạn đã phải chuẩn bị rất lâu cho cuộc hẹn này”. Những người khác cũng có ý kiến như: “Tổ chức event thì phải lường trước được các rủi ro có thể xảy ra, nhất là những dịp miễn phí như thế này. Đã có rất nhiều người đến quán mong được thưởng thức sushi mà đổi lại chỉ là sự bực mình, khó chịu”…

Trong nhà hàng luôn chật cứng người, dẫn tới dịch vụ bị suy giảm.

Nguyễn Minh Hiền – người phụ trách sự kiện lần này cho biết: “Đây là lần đầu tiên cửa hàng tổ chức ăn miễn phí như thế này nên không khó tránh khỏi sai sót. Việc cửa hàng bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng kết quả là mua sự bực mình cho mọi người thì không ai muốn. Thực sự chúng tôi không lường trước được số lượng khách đến quán lại đông vậy”.

Cũng theo Hiền, có nhiều yếu tố khách quan khiến cho cửa hàng không thể kiểm soát được như việc nhiều trang mạng khác không xin phép mà đã chia sẻ thông tin của cửa hàng hay có không ít khách hàng đến ăn cố ý chen lấn xô đẩy, gây mất trật tự và lấy thức ăn tràn lan, ăn một miếng mà lấy cả khay… dẫn đến sự việc vừa qua.

Tôi không tuyển người Hà Nội

Tôi không tuyển người Hà Nội
Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh nắm giữ.

Cách đây chỉ một tuần, do quá bực mình, tôi chỉ thẳng mặt một cậu nhân viên rồi nói:
'Mày đi thẳng ra khỏi công ty đi, những thằng như mày, chỉ dựa dẫm gia đình, sinh ra sướng sẵn rồi, nên không bao giờ làm được việc nếu không chịu khó rèn luyện đâu. Mày đừng bao giờ coi khinh người nhà quê, người ngoại tỉnh, mày nhìn xem, năng lực, những cái mày làm được, liệu có bằng người ta không?'

Cậu này, người Hà Nội gốc, vốn do một ông sếp gửi gắm, là cháu ông ta. Do cần phải quan hệ, tôi buộc phải nhận vào, nhưng làm việc thì không ra gì mà còn hay chém gió, hay coi thường người khác. Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh nắm giữ.

Tôi, vốn là một người nhà quê, lên Hà Nội học đại học, rồi lập nghiệp với đôi bàn tay trắng. Tôi không hề phân biệt vùng miền, không hề phân biệt đánh giá thấp cao người Thủ đô hay người quê gì cả, có lẽ tôi chẳng có duyên với người Thành phố. Nhưng tuyển nhân sự nhiều tôi nhận ra rằng, những người đi làm mà có áp lực chuyện cơm áo gạo tiền, không làm thì đói, cái chân cái tay không hoạt động thì cái dạ dày rỗng không, họ sẽ có động lực học tập, làm việc, phấn đấu hơn. Còn những người Thủ đô, vỗn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ.

lao động, tuyển dụng, người Hà Nội
Còn những người Thủ đô, vỗn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ. (Ảnh minh họa)

Nhìn xem, người Thủ đô cứ nói rằng, người nhà quê, người ngoại tỉnh lên phố làm đất chật người đông, tắc đường, bẩn thỉu Thủ đô của họ. Nhưng cũng so sánh xem, những ai mới là những người có nhiều đóng góp cho xã hội, bằng ý chí phấn đấu của chính bản thân mình?

Ngày tôi đi học đại học, tôi đạp cái xe đạp, bữa cơm ở cái nhà trọ chật chội nóng ran chỉ toàn đậu phụ, thỉnh thoảng mới có thịt, mỳ tôm là món trường kì. Ở lớp tôi, sau 1 lần được phân nhóm làm đồ án, tôi làm với 2 cậu người Hà Nội. Ý tưởng tôi đưa ra bị gạt phắt, kèm theo câu nói: “Cái loại mày nhà quê, biết gì”. Chạm tự ái, tôi nói với 2 cậu kia rằng: “Được rồi, để xem sau này, thằng nào hơn thằng nào”.

Rút cuộc, 10 năm sau ngày ra trường, 2 cậu kia sự nghiệp chẳng có gì, còn tôi, có một doanh nghiệp riêng với hơn 500 công nhân, với 3 chi nhánh ở khắp đất nước.

Mới rồi, tôi và cậu trưởng phòng đến thăm nhà mới của cậu phó giám đốc của công ty. Hai cậu này, đã lăn lộn theo tôi từ những ngày khó khăn đầu tiên. Cậu phó giám đốc, dân Nghệ An, mua được căn nhà mặt ngõ lớn, trị giá 4 tỷ, tâm sự mà rơm rớm nước mắt:

Em có được ngày hôm nay, lo được cho vợ con, cho gia đình nghèo trong quê, cũng là nhờ sự giúp đỡ của anh.

Tôi gặm miếng cu-đơ quà quê của cậu ấy, bảo lâu lắm anh mới được ăn cái món này đấy. Đi một vòng quanh nhà, tôi bảo cậu ấy: “Cái nhà 4 tỷ mà vẫn chưa mua được bộ sa-lông cho ra hồn nhỉ, cậu cứ quen tính tiết kiệm từ ngày xưa. Giờ có tiền rồi, cũng phải cho mình thoải mái tí, anh biết cậu vẫn nặng gánh gia đình ở quê”. Nói rồi tôi rút tiền túi, cho riêng cậu ấy 50 triệu, bảo đây là “lệnh sếp”, bắt phải nhận, anh mừng chú nhà mới.

Tôi vẫn chưa hài lòng, quay sang bảo cậu trưởng phòng:
Cái thằng Nghệ An cá gỗ, bao nhiêu năm vẫn đi cái xe ghẻ. Anh cho nó 100 triệu nữa, còn chú, thằng Hoa Thanh Quế này, chú góp 50 chục triệu nhé. Mai bắt nó phải đi mua ô tô, anh biết tính nó, nó chỉ mua cái xe be bé thôi. Mua mà chở vợ con đi, nhà 2 đứa con nhỏ, đỡ nắng mưa nhọc thân, không mua là 2 thằng tao đòi lại tiền.

lao động, tuyển dụng, người Hà Nội
Công ty tôi, công nhân toàn dân ngoại tỉnh, vì người Thủ đô ít làm những công việc chân tay vất vả này. (Ảnh minh họa)

Cậu trưởng phòng, quê gốc Thanh Hóa, vui vẻ rút tiền chuyển luôn.
Anh em tôi thân thiết, “vào sinh ra tử” cùng nhau, gắn bó với nhau từ lâu, quá thân thiết nên vẫn cứ có cách gọi nhau vừa bỗ bã, vừa vui, vừa đầy “tính địa phương” như thế.

Cậu trưởng phòng này, dân Thanh Hóa, rất tháo vát, giỏi giang. Tôi vẫn nói với cậu ấy, khi cần cứ mạnh bạo chi đi, tiếp đối tác, cứ đưa vào nhà hàng sang nhất, xịn nhất, nếu công việc hiệu quả thì chú không phải tiết kiệm, phải “kẹt xỉ” hộ anh làm cái gì.

Mới rồi, thương thảo một hợp đồng xây dựng, cậu này nhất quyết không nhượng đối tác chuyện giá vật liệu, yêu cầu đối tác không tính giá cố định mà phải theo thị trường, nếu vật liệu lên là phải bù thêm tiền cho bên thực hiện. Kì kèo thương thảo mấy bận, tưởng đổ bể hợp đồng, cuối cùng đối tác cũng đồng ý kí với bên tôi. Cậu trưởng phòng khăng khăng: “Cái gì đúng thì thôi, anh biết tính em rồi đấy, đã làm ăn là phải tính chuẩn từng đồng không có ngày anh em mình chết”. Công trình thực hiện xong, tôi có đùa: “Đúng là chỉ nhờ cái tính hơi kiệt, Hoa Thanh Quế của cậu mà tiết kiệm cho công ty đến 4 tỷ đồng. Công trình này làm tốt, thắng lớn lãi to, anh thưởng riêng chú 500 triệu luôn”.

Công ty tôi, công nhân toàn dân ngoại tỉnh, vì người Thủ đô ít làm những công việc chân tay vất vả này. Tôi trả lương xứng đáng, đãi ngộ tốt, quan tâm đến đời sống từng người công nhân. Với những nhân sự chủ chốt trong ban lãnh đạo, toàn người nhà quê, người ngoại tỉnh, nào dân Thanh Hóa “ăn rau má phá đường tàu”, nào dân bọ Nghệ An, nào mấy ông Hà Tây cũ, giờ là Hà Lội 2. Tôi chẳng tuyển được người Thủ đô, do tôi ít gặp người Hà Nội mà giàu ý chí phấn đấu, có tinh thần sáng tạo vượt khó. Những người Hà Nội tôi biết, giờ toàn “ấm thân” ở mấy chỗ của chú bác những người này, ngày ngày đọc báo, hết tháng nhận lương, họ chẳng đủ năng lực làm được cái gì ra hồn, nên chỉ được đến thế.

Chỉ trong gian khổ, khó khăn, con người ta mới trưởng thành được, chúng tôi, những người ngoại tỉnh, có điều đó. Cá nhân tôi, một tổng giám đốc, mỗi năm kiếm ra tầm hơn chục tỷ đồng cho riêng bản thân mình, không hề cảm thấy tự ti, mà còn thấy tự hào với gốc gác nhà quê của mình.

(Theo Khám phá) 

Bệnh viện phát tờ rơi mua tinh trùng với giá 15 triệu đồng

Bệnh viện phát tờ rơi mua tinh trùng với giá 15 triệu đồng
Cách đây hai ngày, tờ rơi rao mua tinh trùng với mức giá 5.000 NDT (khoảng 15 triệu đồng) xuất hiện đã gây xôn xao dư luận. Tìm hiểu được biết chủ nhân của nó là Bệnh viện nhân dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Và hôm 17.5, đại diên của bệnh viện đã xác nhận thông tin trên là đúng.
Ảnh minh hoạ
Được biết, số tờ rơi phát ra khoảng 700 tờ, nhiều người tin nhưng cũng có không ít nghi ngờ tính xác thực của thông tin.
Khi một phóng viên điện thoại liên lạc theo số điện thoại ghi trên tờ rơi, một người đàn ông đã tự nhận là nhân viên của ngân hàng tinh trùng Bệnh viện Nhân dân Giang Tô và cho biết, mức trợ cấp 5.000 NDT cho mỗi lần hiến tinh trùng là chính sách mới của bệnh viện.
Tuy nhiên, nam nhân viên này cho biết, số tiền trên sẽ không đưa ngay cho người hiến mà sau một lần hiến mỗi người chỉ nhận được 100 NDT, hoàn thành các bước kiểm tra sẽ nhận tiếp 3.000 NDT và sau nửa năm, nếu được kết luận không có bệnh tật, các bệnh nguy hiểm như AIDS sẽ được thanh toán nốt số tiền còn lại.
Tiến sĩ Wang Wei phụ trách ngân hàng tinh trùng này cho biết, mỗi người hiến tinh trùng cần kiểm tra chất lượng, kiểm tra máu và nhiều bước khác, phải lui tới bệnh viện 10 lần. Với những người muốn hiến nhiều lần, số lần cách nhau tối thiểu 3 tháng. Một lần hiến được xem là thành công khi phụ nữ nhận lượng tinh trùng đó mang thai. Để tránh trùng lặp, các tình nguyện viên của ngân hàng tinh trùng sẽ kiểm tra số ID, thiết lập hệ thống nhận dạng dấu vân tay.
Trước đây, Bệnh viện nhân dân tỉnh Giang Tô đã có chính sách giúp đỡ cho ngân hàng tinh trùng. Năm 2010 tăng mức thù lao nhận được từ 3.000 lên 4.000 NDT và từ tháng 3.2012 tăng lên 5.000 NDT.
Theo CN

Bé sơ sinh ngạt trong bụng mẹ vì 'kíp trực sai sót'

Bé sơ sinh ngạt trong bụng mẹ vì 'kíp trực sai sót'

Trong nhiều giờ đau đớn, sản phụ liên tục van xin được mổ nhưng các nữ hộ sinh bỏ mặc. Đến khi được mổ đưa ra ngoài, bé trai đã bị ngạt nặng và tử vong sau đó.

Theo tường trình của anh Nguyễn Bá Diệp (cán bộ Trường Trung cấp nghề An Giang), sáng 29/8, anh đưa vợ là chị Lê Thị Kim Lên (30 tuổi, ngụ TP Long Xuyên) vào Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang để sinh con đầu lòng. Sản phụ đau bụng, có dấu hiệu sinh nên được đưa vào phòng chờ lúc 12h. Một giờ sau đó, nữ hộ sinh Lý Ngân Kiều, Trần Thị Như Hoa chọc nước ối nhưng chị Lên vẫn chưa sinh.

"Vợ tôi 2 lần gọi bác sĩ sinh mổ nhưng không được. Đến lúc quá đau, cô ấy đập mạnh vào bàn mổ kêu 'làm ơn mổ cho tôi đi, chịu hết nổi rồi' nhưng 2 hộ sinh vẫn thản nhiên. Lúc này, vợ tôi thấy một sản phụ mới chuyển vào dúi cho nữ hộ sinh tờ 500.000 đồng nên được hỗ trợ, còn vợ tôi nằm một mình trong tình trạng đau bụng dữ dội", anh Diệp tường trình và cho biết vợ anh kể rằng khi lớn tiếng gọi bác sĩ thì nữ hộ sinh quát với giọng gay gắt "đẻ phải đau chứ" rồi tiếp tục bỏ mặc.

Đến gần 15h, 2 nữ hộ sinh quay lại giường chị Lên thì nước ối đã khô. Bác sĩ Hồ Công Khanh được gọi đến khám, chỉ định sinh mổ. Một lúc sau bé trai sinh ra và "được cán bộ y tế tích cực hô hấp". Tối cùng ngày, con chị Lên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cấp cứu. Giấy chuyển viện Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang chẩn đoán "viêm phổi/ngạt, tràn khí màng phổi".

"Gần 2 tuần tích cực cứu chữa cho con tôi, bác sĩ tiên lượng xấu, kêu người thân chuẩn bị tâm lý. Ngày 11/9, gia đình xin phép bệnh viện được làm thủ tục cho bé về nhà lo hậu sự, bệnh viện ghi giấy bệnh 'não thiếu ôxy, viêm phổi, nhiễm trùng huyết'", người cha cho biết thêm.

Nhận được khiếu nại của gia đình sản phụ, Khoa phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang phúc đáp rằng, nữ hộ sinh nhận tiền của sản phụ cùng phòng với chị Lên là có thật nhưng chỉ 200.000 đồng (2 tờ 100.000 đồng). Điều này vi phạm quy chế của ngành. Đối với tinh thần trách nhiệm, kíp trực thiếu tích cực trong quá trình theo dõi chuyển dạ, nhất là lúc thai phụ đau bụng nhiều.

Về thái độ và kỹ năng giao tiếp, Khoa phụ sản giải thích người xưa nói "không đau thì sao mà đẻ" nhưng hộ sinh gay gắt nói "đẻ thì phải đau chứ" là không đúng quy định của Bộ Y tế, tập thể khoa nghiêm túc nhìn nhận, hứa chấn chỉnh. Trong chuyên môn, bệnh viện cũng "nhìn nhận sai sót vì kíp trực theo dõi chuyển dạ chưa chặt chẽ, thiếu tích cực và chỉ định mổ chậm".

"Lúc đầu bác sĩ Khanh khám, đánh giá có thể sanh được nên cho theo dõi sanh ngả âm đạo. Tuy nhiên, có thể ngôi thai cuối không tốt, thai phụ đã yếu sức nên rặn không hiệu quả. Thêm vào đó là mất thời gian chuyển đi mổ và thời gian chuẩn bị cho cuộc mổ nên em bé bị ngạt nặng", Khoa phụ sản phúc đáp với gia đình sản phụ.

Trao đổi với VnExpress.net ngày 13/9, bác sĩ Nguyễn Văn Ngãi, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang cho biết, ngày 17/9 tới, đơn vị sẽ họp hội đồng chuyên môn để đánh giá toàn bộ nguyên nhân, diễn biến ca chuyển dạ của sản phụ Kim Lên. Sau đó một ngày, bệnh viện sẽ tiếp tục họp hội đồng kỷ luật để xử lý, kiểm điểm bác sĩ Hồ Công Khanh và 2 nữ hộ sinh Lý Ngân Kiều, Trần Thị Như Hoa vì liên quan đến cái chết của con trai chị Lên.

Đối với lãnh đạo bệnh viện, ngoài việc chia sẻ mất mát với gia đình chị Lên, bác sĩ Ngãi cho biết không hài lòng với cách xử trí của kíp trực trong lúc sản phụ sinh, nhất là thái độ tiếp xúc, ứng xử vi phạm vào các điều cấm của ngành y và quy định về y đức.

"Chắc chắn có sai sót. Chờ hội đồng chuyên môn đánh giá toàn diện, bệnh viện sẽ xử lý nghiêm bác sĩ và hộ sinh để tránh lặp lại tình trạng như đã xảy ra đối với chị Lên", ông Ngãi khẳng định.

Duy Khang - Theo Vnexpress

Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật

Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật

GiadinhNet - "Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật" - một phụ huynh nước ngoài đã choáng váng khi đưa con đến gửi vào lớp mẫu giáo ở Nhật Bản.

Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:
1. Nhiều túi một cách kì lạ
Ngày đầu tiên nhập học, các cô giáo đã giải thích với tôi là cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy-và-như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Tôi quả thật chỉ có thể “há hốc mồm”. Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.
Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật 1
Túi đựng chăn
Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật 2
Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày
Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.
2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả.
Đây là một cảnh tượng mà tôi thực sự bị sốc: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa đi rất nhanh!
Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen, có lẽ vì là sự khác biệt văn hóa, nhưng tôi thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Một vài ngày sau, cô giáo đến và đã có một cuộc trò chuyện với tôi: "Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình...". Người Nhật có thói quen chỉ nói một nửa câu, và để bạn tự hiểu nốt phần còn lại. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, "...tự xách túi đi học là một ví dụ...". Sau lời nhắc nhở tế nhị này, tôi để cho Tiantian mang túi xách của mình.
Khi buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản “choáng váng”. Đồng lòng như một, họ hỏi: "Tại sao?"
Tại sao? Có phải vì chúng ta yêu thương con cái của mình nhiều hơn mẹ Nhật?
3. Thay quần áo liên tục
Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tiantian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.
Khi Tiantian còn học Lớp hoa cúc, bé thay quần áo rất chậm và tôi không thể không giúp con một tay. Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tất cả các bà mẹ Nhật Bản đều đang đứng sang một bên, không ai giúp đỡ con mình cả. Tôi từ từ thấy rằng việc thay quần áo tưởng như “kì quặc” này cũng góp phần giáo dục con cái biết tự lập và độc lập trong cuộc sống. Thông qua những việc ở trường như thay quần áo, gắn “sao” hàng ngày, treo khăn tay lên giá…những đứa trẻ này bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.
4. Mặc quần đùi vào mùa đông
Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật 3
Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi
Trẻ em trong các trường học của Nhật Bản mặc quần short (quần đùi) kể cả trong mùa đông, bất kể trời lạnh đến như thế nào. Ông bà của con gái tôi ở nhà đã rất lo lắng, và liên tục nhắc nhở tôi cần nói chuyện với giáo viên về vấn đề này, bởi vì con tôi không như trẻ Nhật, không thể chịu lạnh được.
Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. "Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh."
Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.
5. Giáo dục hỗn hợp
Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.
Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những "chị cả” của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.
Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có "anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.
6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”.
Ở cấp mẫu giáo Nhật Bản, có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…
Vậy các trường mẫu giáo ở Nhật dạy gì? Khi tôi hỏi câu hỏi này, các cô giáo đã trả lời rằng: “Chúng tôi dạy các em học cách mỉm cười”. Ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất.
Giáo dục mầm non Nhật Bản còn dạy gì nữa? Họ dạy trẻ em cách nói “Cảm ơn”. Có thể nói, tất cả những gì mà người Nhật coi là quan trọng, thì ở nước ta, điều đó lại không quá được chú tâm. Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.
7. Vô vàn buổi dã ngoại
Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật 4
Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại.
Trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là tôi phải đánh dấu vào lịch những ngày tôi cần chuẩn bị hộp ăn trưa cho con để bé mang đi theo đường. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần Tiantian đi leo núi, bao nhiêu hồ bé đã nhìn thấy, hoặc có bao nhiêu động vật hoặc thực vật bé gặp.
Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.
8. Khả năng phi thường của giáo viên
Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật 5
Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ.
Trong một lớp mầm non Nhật có 10-30 học sinh, nhưng chỉ có một giáo viên. Ban đầu tôi đã khá nghi ngờ, nếu chỉ một giáo viên mà có thể kiểm soát hết tất cả chừng đấy học sinh thì quả thật “phi thường”. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã đánh giá thấp những giáo viên mẫu giáo Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, cô đã có thể tổ chức ra chương trình văn nghệ của các bé (rất chuyên nghiệp), 30 tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách, ngày sinh nhật ba mươi trẻ em…tất cả đều rất qui củ và có phương pháp. Nhìn vào giáo viên, tôi thấy cô ấy luôn luôn vui vẻ và thoải mái, mặc dù cũng đã khoảng 50 tuổi.
Quả thật, những điều tôi đã "mắt thấy tai nghe" về nền giáo dục và nuôi dạy con cái của Nhật Bản quả thật luôn khiên tôi cảm thấy thú vị và khâm phục.

Không vay được tiền, bố đâm con 4 tháng tuổi

Không vay được tiền, bố đâm con 4 tháng tuổi

Không được bố đẻ cho vay tiền làm ăn, Kiều Huy Vũ (29 tuổi, xã Tích Giang, Phúc Thọ, Hà Nội) hãm hại đứa con vừa sinh, rồi treo cổ định tự vẫn.

Theo chính quyền địa phương, sau khi được cấp cứu tại bệnh viện, Vũ đã bị tạm giữ để phục vụ điều tra. Vũ khai cần vay tiền làm ăn nhưng không được bố đẻ là ông Kiều Huy Khôi chấp thuận. Trong lúc không làm chủ được bản thân, Vũ đã đâm vào bụng con và tự treo cổ mình.

Trao đổi với VnExpress.net, nhiều người hàng xóm cũng cho hay, Vũ nhiều lần tâm sự rằng muốn mở rộng làm ăn nên vay tiền của bố song chưa được đồng ý.

nha-dam-con-480-1378184722.jpg
Nhà của Vũ tại xã Tích Giang. Ảnh: Đỗ Việt

Khoảng 10h30' ngày 1/9, giao con cho chồng được ít phút, chị Nguyễn Thị Thanh Hương (18 tuổi, vợ Vũ) đi ra ngoài. Khi về, chị thấy nhà đóng kín cửa, liên lạc với chồng không được. Bà Nguyễn Thị Duyên, mẹ Vũ, và hai con đến gọi cửa cũng không được.

Công an xã cho biết, bà Duyên khai khi gia đình phá cửa thì thấy Vũ treo lơ lửng trên xà nhà. Đứa con gái 4 tháng tuổi của Vũ nằm khóc trên giường. Khi nhấc Vũ xuống, mọi người phát hiện trên cổ anh ta có vết cứa mỏng. Lật tấm chăn mỏng đắp ngang người cháu, mẹ Vũ phát hiện có vết thương trên bụng đứa trẻ. Bà Duyên cùng người thân tức tốc đưa cả hai bố con Vũ đi cấp cứu.

Ông Kiều Bình Bính, Trưởng công an xã Tích Giang, cho hay khi tới hiện trường thấy một cuộn dây dù và một con dao gọt hoa quả, trên giường vương vãi vết máu, đồ đạc trong nhà bị xáo trộn.

Theo ông Kiều Huy Khôi, Vũ làm nghề sửa chữa ôtô ở thị xã Sơn Tây. Sau khi lấy vợ, Vũ mở cửa hàng bọc yên xe máy tại nhà. "Thằng Vũ hiền, khéo ăn nói. Vợ chồng sống hạnh phúc", ông nói.

“Ở địa phương nhiều người cho rằng Vũ chơi lô đề, vay nợ nhiều song công an chưa nhận được tố cáo về việc này”, một quan chức tại địa phương cho hay.

Hiện, con gái của Vũ đã qua cơn nguy kịch sau khi được phẫu thuật tại Viện Nhi Trung ương.
Đỗ Việt

Vác 10 thùng tiền lẻ mua ôtô, chủ gara trốn mất

Vác 10 thùng tiền lẻ mua ôtô, chủ gara trốn mất
Ông Zhang ở Trịnh Châu (Trung Quốc) đã vác 10 thùng tiền lẻ gồm nhiều mệnh giá, cả tiền cũ lẫn mới, đến cửa hàng để “tậu” một chiếc xe hơi mới.

Những tập tiền giấy mệnh giá 1 tệ, 5 xu và cả đồng xu 1 tệ của ông Zhang trả tiền mua xe hơi được bày trên một chiếc bàn lớn tại cửa hàng Tân Hồng Nguyên.

Vác 10 thùng tiền lẻ mua ôtô, chủ gara phát hoảng

 

Ông Zhang - một chủ doanh nghiệp đã dùng số tiền lẻ tích góp nhiều năm của mình để mua một chiếc ô tô mới trị giá 153.800 NDT (tương đương khoảng 530 triệu đồng) tại cửa hàng kinh doanh ô tô Tân Hồng Nguyên (Trịnh Châu, Trung Quốc). Các nhân viên ở cửa hàng này đã mang số tiền tới hai ngân hàng để đếm nhưng mất nửa ngày mà cũng chỉ đếm xong được 13.000 NDT.
 Số tiền lẻ trên đã được ông Zhang tích cóp từ việc bán đồ uống lạnh tại nhà máy kinh doanh phụ gia thực phẩm của mình.
 Các nhân viên cửa hàng kinh doanh xe hơi cũng phải ngán ngẩm trước số tiền lẻ của khách hàng này và họ đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của ngân hàng để đếm số tiền trên.
 Ông Vương, giám đốc bán hàng của cửa hàng Tân Hồng Nguyên chia sẻ: "Trước đây, tôi từng đọc được trên mạng thông tin có người mang tiền lẻ đi mua ô tô. Không ngờ, chính chúng tôi cũng gặp phải trường hợp hi hữu này". Ông cho biết, sau khi tới lui mấy lần để xem xe, ông Zhang đã chọn mua một chiếc Mazda có giá 153.800 NDT.
Sau đó, ông Zhang mang tới cửa hàng 10 thùng tiền lẻ để chi trả cho chiếc xe và tiết lộ rằng vẫn còn khá nhiều thùng tiền lẻ ở nhà.

Tôi chỉ cưới người đàn ông có lương tháng ít nhất 50 triệu

Tôi chỉ cưới người đàn ông có lương tháng ít nhất 50 triệu

Bất cứ người đàn ông nào có lương tháng 50 triệu hay lương 9 -10 con số trở lên mỗi tháng đều là những người đàn ông thông minh, có chí làm giàu, độc lập tự chủ và đáng lấy làm chồng.

Có thể khi viết lên đây những lời thật lòng này, tôi sẽ bị ném đá tơi tả. Các bạn sẽ cho rằng tôi là cô gái không biết mình là ai, rằng tôi quá thực dụng, kiêu ngạo, tham lam. Song thực sự tôi đã nghĩ về điều rất thực tế này từ hơn 2 năm nay rồi.

Nhất là khi đi làm, tôi được tiếp xúc, gặp gỡ, học hỏi với những suy nghĩ hơn mình nên tôi càng có cơ sở để khẳng định: ai mà đi làm với mức lương 20-30 triệu/tháng cũng chỉ được coi là thường thôi. Mức lương này sẽ chỉ đủ duy trì cuộc sống bình thường cho một gia đình ở Hà Nội mà sẽ không để ra được. Vì thế, tôi nghĩ yêu cầu của tôi không hề cao. Tôi đang đặt mục tiêu sẽ chỉ kết hôn với người đàn ông có lương tháng ít nhất 50 triệu trở lên.

Xin kể sơ qua một chút về bản thân tôi. Tôi là một giám đốc phụ trách đối ngoại của một công ty truyền thông lớn tại Hà Nội. Hiện tôi đã bước sang tuổi 29 và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Với vị trí của mình và những gì tôi cống hiến cho công ty, mức lương của tôi cũng hậu hĩnh. Thu nhập mỗi tháng của tôi không dưới 8 con số, thậm chí có nhiều tháng tôi đạt 9 con số.

Tôi là một giám đốc phụ trách đối ngoại của một công ty truyền thông lớn tại Hà Nội.
Thu nhập mỗi tháng của tôi không dưới 8-9 con số.

Ngoài ra, tôi xuất thân trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội. Tôi cũng có ngoại hình xinh xắn, thậm chí có vẻ đẹp được nhiều đối tác, đồng nghiệp đánh giá là sexy, lôi cuốn. Tất cả những điều này, tôi tự tin nghĩ mình có đủ điều kiện để tự đặt ra tiêu chí riêng khi chọn chồng. Và một người chồng tôi nhắm đến phải là một người đàn ông tương xứng: giàu có, ngoại hình ổn và thu nhập mỗi tháng ít nhất phải 8 con số (tôi tự đề ra mục tiêu ít nhất kiếm được 50 triệu/tháng).

Thú thực với các bạn, hơn 2 năm qua, tôi luôn đặt chỉ tiêu đó là tiêu chí ngầm khi hẹn hò. Và tôi cũng đã bắt đầu hẹn hò với nhiều chàng trai chưa hoặc gần đạt tới tiêu chuẩn này.

Anh chàng khách hàng đầu tiên cứ "say" tôi như điếu đổ ngay khi lần đầu tới công ty tôi để ký hợp đồng. Vì nhã nhặn và giữ thể diện nên tôi cũng để mặc anh ta "à ơi" được 4-5 tháng. Sau đó, tôi nhất quyết cho anh ta “out” vì nghĩ tương lai sẽ chẳng đi đến đâu. Anh chàng nhìn hình thức ổn, song tôi đánh giá là không có trí tiển thủ bởi mức lương hiện nay của anh ta chỉ được 18 triệu/tháng (quá xa mức tôi đề ra).

Như tôi đã nói, mức lương này đối với tôi quá thấp. Và những anh chàng lương thấp theo tôi là những anh chàng không có chí tiến thủ, sự cầu tiến trong công việc. Vì vậy, tôi biết chắc chắn trong tương lai, anh ta chẳng thể tăng dần thu nhập của mình ở mức cao hơn được nếu không muốn nói chỉ giẫm chân tại chỗ. Nếu hẹn hò thực sự với những anh chàng có mức lương lẹt đẹt như này, tôi thấy quá mất cân xứng với tôi.

Chưa kể tới các tiêu chí phụ khác, riêng mức lương tháng 18 triệu kia của anh ta thực sự chỉ bằng số tiền tôi bỏ ra làm đẹp và mua mỹ phẩm mỗi tháng. Tôi chắc chắn sẽ không thể nghĩ tới việc chi tiêu hoặc mua sắm thoải mái ở các siêu thị hiện đại nếu yêu và kết hôn với anh ta. Và đó là lý do, chàng thu nhập dưới 18 triệu dù bề ngoài vẫn nhã nhặn từ chối nhưng thực sự trong mắt tôi, tôi không coi trọng. Tôi “stop” hẹn hò cho cả hai đỡ lãng phí thời gian và tôi cũng có thời gian “check” đối tượng mới.

Sau đó, tôi lại bắt đầu quá trình hẹn hò với một anh chàng là doanh nhân kinh doanh nhỏ. Sau một thời gian hẹn hò và nhất là khi biết thu nhập mỗi tháng của anh dừng lại ở mức 40 triệu (vẫn chưa đạt mức tối thiểu tôi yêu cầu) thì tôi cũng chán hẳn. Tôi cảm giác ghét hẹn hò với một anh chàng mà khả năng kiếm tiền đang thua kém mình đến một nửa.

Là người cũng có chí tiến thủ và cầu toàn trong công việc, tôi biết trong tương lai anh chàng này có thể kiếm tổng thu nhập mỗi tháng hơn thế nữa. Nhưng tôi không thể đợi đến lúc đó vì đơn giản hiện tại tôi thấy giữa tôi và anh quá chênh lệch. Hơn nữa tuổi tôi cũng 29 rồi, tôi không thể chờ đợi anh trở nên giàu vì ai biết được quá trình làm giàu này của anh cần bao nhiêu thời gian?

Chưa kể, anh chàng 40 triệu này có một điểm hạn chế. Đó là tuy năng động, tư duy nhạy bén song vốn ngoại ngữ của anh ta rất có hạn. Trong khi tôi có thể giao tiếp thành thạo 3 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hàn thì anh ta chỉ giao tiếp được bập bẹ ngôn ngữ tiếng Anh.

Tôi nghĩ, thời buổi kinh tế toàn cầu hóa, dù sếp nào cũng có trợ lý nhưng tôi muốn anh ta cũng phải nói được ít nhất 1 thứ tiếng thành thạo. Có như vậy, công việc mới suôn sẻ và có cơ hội phát triển ra bên ngoài. Cũng chẳng cần đắn đo nhiều, tôi đã loại anh 40 triệu này vì nghĩ đến phát triển công việc trong tương lai và vì khả năng kiếm tiền không bằng tôi.

Mới đây nhất, tôi hơi ngập ngừng khi ra quyết định “từ chối” một người đàn ông lớn hơn tôi 5 tuổi. Nhưng người này, mức thu nhập mỗi tháng cũng chỉ dừng lại ở con số gần 50 triệu (kém vài triệu mới đạt chuẩn tôi đề ra). Với người đàn ông 50 triệu, tôi lại nghĩ thế này. Anh ta hơn tôi những 5 tuổi nhưng mức thu nhập hiện nay cũng chỉ đạt con số gần 50 triệu. Như vậy, khả năng lập nghiệp của anh chàng này có vẻ vẫn kém? Hơn tuổi mà thu nhập chỉ như vậy thì không đáng để tôi yêu.

Chưa kể, mới chính thức hẹn hò với anh ta một thời gian, tôi còn nhận ra anh ta chưa biết sắp xếp thời gian biểu của mình. Anh ta còn không có thời gian cho bản thân vì quá bận rộn khi phải làm việc hết với dự án này đến dự án khác.

Tôi nghĩ, đàn ông thì phải vì sự nghiệp, đầu tư cho sự nghiệp. Song nếu nặng gánh với công việc như này thì trong tương lai anh sẽ không thể để ý đến gia đình, con cái cùng tôi. Cũng đi làm nên tôi biết, mỗi ngày công việc sẽ càng nhiều lên chứ không ít đi. Nếu lúc nào cũng chỉ chúi đầu vào công việc như anh, tôi chẳng khác gì có chồng như không. Các con tôi sau này có bố như không có bố khi ngày nào anh cũng nửa đêm mới xong việc. Như vậy, dù sống trong đủ đầy, giàu sang, tôi cũng không thấy có ý nghĩa.

Nhiều bạn sẽ thắc mắc, tại sao tôi cứ phải lấy mức thu nhập trước hết của đàn ông ra làm tiêu chí chọn chồng rồi sau đó mới đến các tiêu chí khác? Với tôi, bất cứ người đàn ông nào có thu nhập từ 50 triệu trở lên mỗi tháng hay có thu nhập 9-10 con số/tháng đều là những người đàn ông thông minh, có chí làm giàu và độc lập tự chủ. Chắc chắn đó không thể là những gã đàn ông ngu dốt, cù lần và không có chí tiến thủ được.
Vì thế, tôi nghĩ mục tiêu này của tôi không sai. Ngược lại rất đúng đắn. Thực tế, thu nhập của tôi vẫn tăng dần qua năm tháng nên tôi vẫn được quyền đòi hỏi tiêu chí lấy chồng có lương tháng ít nhất 50 triệu và kể cả các tiêu chí khác của các quý ông đến với tôi phải ngày một hoàn thiện hơn. Khi ai đó đã đạt được chỉ tiêu "kinh tế" đầu tiên này, tùy từng người, tôi vẫn tiếp tục xem xét các điểm khác. Chỉ cần tôi chấp nhận được những nhược điểm này sẽ gật đầu cưới.

Thật hơi động chạm khi đã thẳng thắn nói ra những điều tôi nghĩ. Nhưng tôi nghĩ chọn chồng cũng như chọn một tài sản có giá trị nhất cuộc đời nên cần phải xem xét về mức thu nhập tối thiểu của mỗi quý ông. Vì mục tiêu kinh tế là chính, có kinh tế tức là có tài năng. Các tiêu chí phụ, tôi có thể trừ khấu hao theo mức tôi nghĩ ổn nhất.

Tôi chỉ lấy chồng có lương tháng ít nhất 50 triệu 2
Với tôi, bất cứ người đàn ông nào có thu nhập 8-9-10 con số trở lên mỗi tháng đều là những người
đàn ông thông minh, có chí làm giàu và độc lập tự chủ. Chắc chắn đó không thể là
những gã đàn ông ngu dốt, cù lần được.

Tôi cũng nghĩ, một phụ nữ nói chung và một phụ nữ danh giá có đủ điều kiện như tôi mong muốn lấy một người chồng giàu có, thu nhập khủng và tài năng thì hoàn toàn chẳng có gì là xấu. Bởi điều này không chỉ đem đến cho tôi những yếu tố vật chất mà còn là giá trị về tinh thần và cả hình ảnh bản thân.

Bản thân tôi rất thích câu nói: “Thành công của người phụ nữ là lấy được người đàn ông kiếm được tiền nhiều hơn số tiền họ tiêu”. Bởi thế, cho dù tôi không đủ lực để có được cho mình một người đàn ông sáng chói với thu nhập 8 - 9-10 con số trở lên như vậy, nước cuối cùng, tôi cũng sẽ phải là người phụ nữ thông minh để chộp lấy những anh chàng có thu nhập thấp hơn 50 triệu chút xíu nhưng phải có tiềm năng giàu có trong tương lai. Điều này chắc chắn giúp tôi sẽ có hạnh phúc ngọt ngào.

Hiện, tôi vẫn chưa "hạ giá" mình để tìm kiếm một anh chàng có thu nhập "tầm tầm" dưới 50 triệu mà có nhiều tiềm năng trong tương lai đâu. Tôi vẫn đang nhắm và chỉ để mắt lấy chồng có lương tháng ít nhất 50 triệu. Song thực sự, mục tiêu này của tôi có vẻ hơi gian nan. Nhưng nhất định tôi chưa xa rời mục tiêu này.

Các bạn hãy mách tôi làm thế nào để đạt được mục tiêu này nhanh để tôi không phải chuyển hướng sang phương án "dự phòng". Và nếu có thể hãy chỉ cho tôi phải đến những đâu nữa để gặp được những người đàn ông “tiềm năng” và giàu có ấy?

Theo Afamily.vn / Thiết kế website

LAN NGỌC: "NGÀY XƯA NHƯ ĐÀM VĨNH HƯNG CHỈ HÁT ĐÁM CƯỚI"

LAN NGỌC: "NGÀY XƯA NHƯ ĐÀM VĨNH HƯNG CHỈ HÁT ĐÁM CƯỚI"
Theo danh ca Lan Ngọc, ngày xưa với giọng như Đàm Vĩnh Hưng và cả những ca sỹ nổi tiếng khác hiện nay thì chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ.

Theo dõi bài phỏng vấn dậy sóng làng nhạc của nhạc sỹ Nguyễn Ánh và phản pháo của Đàm Vĩnh Hưng trên Báo Điện tử VTC News, danh ca Lan Ngọc quyết định lên tiếng để góp một tiếng nói khách quan, trung thực về giới nghệ sỹ và đời sống âm nhạc hiện nay.

Chia sẻ trực tiếp với phóng viên VTC News vào tối 26/8, danh ca Lan Ngọc không muốn gọi là danh ca mà bà muốn gọi là ca sỹ một cách bình thường dù bà là ca sỹ rất nổi tiếng Sài Gòn trước 1975, được đánh giá là 'thanh sắc vẹn toàn'. Ở tuổi gần 60 với hơn 40 năm tuổi nghề, bà vẫn đi hát và theo dõi đời sống âm nhạc Việt hiện nay.

Theo tôi thấy, những lời nói của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 là chính xác chứ không có gì là sai hết! Một người nhạc sỹ chân chính, biết sáng tác, có bề dày về trình độ hiểu biết âm nhạc như ông đã dám nói thẳng không ngại đụng chạm.

Nhiều người cũng biết vậy nhưng họ ngại nói vì sợ đụng chạm. Dĩ nhiên sự thật mất lòng, ai cũng thích người ta khen mình chứ không thích bị chê. Cái chê của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, chứ nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được.

Với tôi, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 là người anh, người thầy từng tập bài hát cho tôi, Khánh Ly, Hồng Vân…ngày xưa. Ông có tính tình hiền lành. Giờ ông ấy già rồi mà bị Đàm Vĩnh Hưng nói vậy, thành ra chắc ông ấy cũng đang rất đau buồn lúc này dù nói sự thật.

Tôi không có ác cảm gì, cũng quý Đàm Vĩnh Hưng nhưng Đàm Vĩnh Hưng tính bốc đồng, thích nói gì thì nói mà không nghĩ đến hậu quả của lời nói. Ai góp ý thì mình nên nghe, giá mà Đàm Vĩnh Hưng biết nghe thôi, đừng nói gì nữa!

Một người bé là Đàm Vĩnh Hưng phản ứng với một nhạc sỹ lão làng như ông Nguyễn Ánh 9, bảo ông ấy là ngụy quân tử, kịch sỹ, đeo mặt nạ… như thế là không được. Với người lớn, bậc cha chú như thế thì dù đúng hay sai mà nói như vậy đều là hỗn.

Đàm Vĩnh Hưng là nghệ sỹ nổi tiếng rồi, được tổ đãi đi hát kiếm ra tiền. Nếu xét về nghệ thuật thì cách hát của Đàm Vĩnh Hưng, những người làm nghệ thuật họ không chấp nhận nhưng mà hát như vậy vẫn có khán giả xem, hâm mộ nhiều như vậy là trời cho, đâu cần phản ứng vậy?

Đàm Vĩnh Hưng đang ở tuốt trên cao, mà ông ấy cho xuống dưới thành ra tự ái nổi lên. Nếu có trình độ thì im lặng, không nên nói gì hết mà phải nghĩ ‘Bố Ánh có nhận xét vậy cũng kệ, con vẫn đi hát, con vẫn kiếm tiền được nhiều, con vẫn có nhiều người hâm mộ…’ thì nó đẹp hơn những lời nói nặng nề như vậy.

Tôi thấy là mỗi người có một tính,một phản ứng khác nhau. Tôi chưa biết những ca sỹ sau này có phản ứng như Đàm Vĩnh Hưng hay hơn nữa không, tùy theo trình độ văn hóa của họ nhưng tôi nghĩ không nên.

Nếu tôi là Đàm Vĩnh Hưng tôi không nói gì hết, có tức quá thì tới nhà mời ‘Bố Chín’ đi uống café, tâm sự ‘Bố ơi, con rất thương bố và bố cũng rất thương con mà sao bố nói con nặng thế, rớt xuống hạng C luôn’, thì ông ấy chắc cũng ‘thôi thì bố nhận xét lỡ lời…’.

Là người ngoài cuộc nhưng tôi thấy rất buồn. Giờ Đàm Vĩnh Hưng muốn nói gì thì nói khi nóng lên, nhưng có thể một tuần, một tháng sau, Đàm Vĩnh Hưng nghĩ lại mới nhận ra. Có thể bây giờ Đàm Vĩnh Hưng chưa hối hận nhưng 10 năm sau, khi qua tuổi bồng bột, lớn rồi mới học hỏi được nhiều. Bây giờ, coi vậy chứ Đàm Vĩnh Hưng hãy còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm!

Tôi nói thật, với những ca sỹ trẻ bây giờ, nếu như họ ở ngày xưa thì không thể nào hot được. Nhiều ca sỹ giờ hot lắm nhưng tôi nghe không được, chất giọng không có, chỉ được cái nhảy, đẹp, trẻ.

Ngày xưa, nói thẳng không phải chỉ Đàm Vĩnh Hưng mà những giọng nổi tiếng khác nữa chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ. Đàm Vĩnh Hưng không xấu trai, ăn mặc cũng được nhưng đôi khi quá lố. Về giọng, Đàm Vĩnh Hưng chưa phải là gì ghê gớm, nhưng cũng có giọng lạ. Ca sỹ mỗi người mỗi giọng, dở nhưng cũng có người thích ăn đồ dở, đó là chuyện bình thường.

Trước đây thế hệ chúng tôi, những nghệ sỹ không bao giờ phản ứng như vậy vì rất có tôn ti trật tự. Một người ca sỹ đàn chị đi trước dù không có tên tuổi nhưng những ca sỹ đi sau nổi tiếng hơn vẫn phải chào đàng hoàng khi gặp.

Bây giờ, nhiều ca sỹ trẻ đôi khi không có văn hóa dù họ được cắp sách đến trường. Thành ra, gặp tôi họ cũng giương cặp mắt lên dòm. Ví dụ họ quá nhỏ không biết tôi là ai thì cũng phải biết chào, không lẽ tôi lớn tuổi thế này mà phải chào trước à?

Ca sỹ trẻ nhiều người được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ nhưng không tiếp thu. Ngày xưa, nghệ sỹ có trật tự đâu ra đó. Ca sỹ gặp nhạc sỹ, nhạc công khi chưa lên sân khấu hát cũng phải chào thưa chú, thưa anh và lên hát xong, giới thiệu người khác thì cũng phải chào chú, chào anh rồi đi, chứ không phải hát xong là xách chiếc bóp nghênh mặt lên đi luôn không biết thiên hạ xung quanh là ai như một số ca sỹ trẻ giờ.

Nhận xét thẳng thắn của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 đáng để những người làm âm nhạc suy nghĩ lại. Làm nghệ sỹ, ca sỹ, nhạc sỹ bây giờ hát dễ dãi quá. Hãy so sánh những nhạc sỹ sáng tác ngày xưa và nhạc sỹ bây giờ.

Ngày xưa, người nhạc sỹ tâm huyết sáng tác bằng cảm xúc thật, thành ra âm nhạc của họ đi vào lòng người. Những ca khúc của các nhạc sỹ nổi tiếng từ trước 1975 như Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Văn Cao, Doãn Mẫn, Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… người ta vẫn hát tới giờ. Sau 1975, những ca khúc của nhiều nhạc sỹ cũng đi vào lòng người ta, để đời đến giờ và trăm năm sau vẫn tồn tại.

Giờ, có nhiều bài hát nổi lên vài năm rồi sau đó im ắng, nhiều bài không có gì hay mà đứng đầu bảng này bảng kia. Các nhạc sỹ trẻ hiện nay phải nhìn lại mình khi sáng tác những bài tầm bậy tầm bạ. Họ sáng tác lời ngô nghê, ngốc nghếch mà cũng lăng xê lên. Bây giờ, đa số họ sáng tác theo đơn đặt hàng kiếm tiền chứ không phải bằng xúc cảm trong người như những nhạc sỹ ngày xưa nên dĩ nhiên là những bài tồi.

Từ khâu sáng tác, nhiều bài giờ nghe rất rẻ tiền, sân khấu thì bày lên như ngoài vỉa hè với đủ trà đá, sữa chanh, hút thuốc lá…đâu cần phải vậy? Nhiều bài hát giờ nhí nhố, tựa đề gây sốc, đó không phải là nghệ thuật. Đúng ra, nhà nước phải không cho phát hành những bài như vậy để đám con nít nghe bị nhiễm tầm bậy tầm bạ.

Cách đây vài năm, ca sỹ toàn hát lipsync (hát nhép - PV) và chỉ đứng nhảy nhảy. Còn giới nghệ sỹ như lớp chúng tôi, hát không bao giờ lipsync, hát thật và bằng giọng trời cho, nội tâm theo bài hát của nhạc sỹ. Người nhạc sỹ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sỹ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả.
danh ca Lan Ngoc

Ca sỹ bây giờ nhờ nhiều công nghệ thu âm, hát chưa được một câu lại phải dừng để sửa chứ không như ngày trước. Trước chúng tôi hát, chỉ cần nhạc công đánh non một nốt hay ca sỹ hát sai một nốt là phải hát từ đầu đến cuối để thu lại. Vì vậy, ca sỹ phải hát tốt. Bây giờ như vậy, các ca sỹ không hát được đâu!

Nói thẳng ra, Thanh Lam giọng tốt và nhiều ca sỹ ngoài Bắc giọng hát tốt vì họ phát âm không sai, không bị đớt nhưng nhiều khi không hiểu sao họ lên hát lại làm quá lố. Chẳng hạn như bài hát Phôi pha của Trịnh Công Sơn thì ca sỹ hát bình thường thôi cũng rất hay, đâu cần phải ngồi bệt xuống sân khấu mà hát như người lên đồng, không cần phải ấn tượng bằng cách này cách kia mà hãy bằng giọng hát của mình.

Thành ra, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 nói vậy cũng đúng thôi, lo về kỹ thuật quá làm bài hát không còn xúc cảm. Nhưng vì báo chí cứ đăng lên họ là diva nên mới vậy.

Diva của nước ngoài họ giỏi kinh khủng lắm nhưng đếm trên đầu ngón tay, họ cũng chỉ có vài diva.

Còn Việt Nam thì diva, danh ca, ông hoàng, nữ hoàng, bà chúa… nhiều, tự các nhà báo lăng xê nói trên trời quá! Nếu một ca sỹ chân chính, dù xứng được như vậy cũng phải sợ những từ “đao to búa lớn” thế lắm.

Mình cứ hát thực bằng trái tim, bằng giọng hát thật khiến khán giả nghe phải rung động. Đó mới là một người ca sỹ đích thực.

Bây giờ mặc hở hang, đưa cái này cái kia lên rồi được báo chí lăng xê là nổi tiếng.

Tôi nói xin lỗi, bây giờ có tiền cũng nổi tiếng, mời nhà báo này nhà báo nọ tới nhà hàng ăn uống rồi đưa phong bì là được lên báo. Báo chí thổi phồng, đưa lên quá cộng thêm fan hâm mộ cuồng làm người nghệ sỹ ngộ nhận tưởng là mình hát hay quá.

Trong âm nhạc và nghệ thuật nói chung bây giờ, rất thiếu những nhà phê bình. Có thể họ chán nản, buồn bã không muốn nói tới nữa. Nhiều khi, những ông nhạc sỹ có phê bình nhưng chỉ ngồi nói với nhau vì họ không muốn mích lòng, động chạm người khác như ông nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 giờ vậy.

Vì 'dại' mẹ hại con suýt mù!

Vì 'dại' mẹ hại con suýt mù!
Bi ơi mẹ ngàn lần xin lỗi con! Chỉ vì mẹ khờ khạo đã đẩy con vào nguy hiểm.
Đêm hè khuya mọi người trong phòng bệnh đã ngủ cả rồi. Chỉ còn mình mẹ vẫn thức quạt cho Bi thêm được chút gió. Nhìn con yêu ngủ thiếp, mồ hôi ướt dính cả khăn xô mà mẹ thấy sao xót xa. Mới 8 tháng tuổi mà Bi đã phải nằm viện rồi. Tất cả chỉ tại sự ngu ngốc khờ dại của mẹ. Bi ơi, phải làm sao bù đắp hết cho con những thiệt thòi này?
Mẹ còn nhớ giây phút đầu tiên hai mẹ con mình được gặp nhau. Con bé nhỏ, đỏ hỏn với hay bàn tay nhỏ xíu, đôi mắt tròn to như hai hòn bi nằm trong lòng mẹ. 9 tháng 10 ngày chúng mình cùng đồng hành với nhau, từng ngày con lớn lên trong cơ thể mẹ, từng tiếng nấc, từng cú đạp… Rồi mẹ một mình vượt cạn, trải qua cơn đau đớn như rách đôi cơ thể để được nhìn thấy mặt con. Mẹ đã rơi nước mắt khi nhìn thấy thiên thần đáng yêu của mẹ. Bi ơi cả nhà mình đều yêu con lắm. Ông trời đã ban con đến với mẹ, lành lặn khỏe mạnh. Vậy mà mẹ vụng dại, mẹ làm hại con.

Con liên tục chảy nước mắt sống giàn giụa (ảnh minh họa)
Mẹ còn nhớ chuyện bắt đầu khi Bi được hai tháng, con bỗng nhiên rất hay trào nước mắt vô cớ. Đang chơi, đang ti mẹ, thậm chí cả lúc ngủ con cũng thường bị chảy nước mắt. Ngày đấy, mắt Bi lúc nào cũng kèm nhèm toàn là ghèn mắt màu vàng, nhiều đến nỗi khiến con không mở nổi mắt ra. Vì ngại chẳng muốn đưa Bi đi bác sĩ, mẹ lên mạng tự tìm hiểu thông tin và hỏi bệnh cho Bi trên diễn đàn. Được các mẹ trên mạng mách cho rằng Bi đã bị tắc tuyến lệ, mẹ vội vàng chạy đi mua thuốc nhỏ mắt. Nghĩ, thuốc nhỏ mắt “lành”, nên cứ khi thấy Bi chảy nước mắt, mẹ lại hì hục nhỏ mắt con con. Sáng ngủ dậy nhỏ, cho Bi bú xong nhỏ, thay bỉm nhỏ, tắm xong nhỏ, chiều và tối cũng nhỏ liên tục. Có ngày, mẹ tiêu tốn tới hai, ba lọ thuốc nhỏ mắt. Dần dần, Bi cũng mở được mắt ra  và không chảy nước mắt nữa. Tưởng chuyện như vậy là kết thúc, mẹ hồ hởi vì mình đã tự làm bác sĩ được cho con.
Bẵng đi một thời gian, đến nửa tháng trước con đột nhiên bắt đầu quấy khóc, thỉnh thoảng lại nôn mửa toàn sữa.  Cả gia đình như mất ăn mất ngủ. Có những đêm nửa tỉnh nữa mơ con giật mình thức giấc, thấy mẹ bật đèn sáng lại khóc thét lên. Mẹ bế Bi khắp quanh nhà, dỗ thế nào con cũng không nín. Cho con ti thì con dụi mặt vào ngực mẹ, chảy nước mắt sống ròng rã hai bên. Đôi tay nhỏ nhắn cứ quơ quơ cố cào qua mắt đến ửng đỏ. Hoảng loạn, bố mẹ tất tả bế Bi vào bệnh viện.
Con chị có thể sẽ bị mù vĩnh viễn”. Nghe câu nói của bác sĩ mà mẹ thấy trời đất chao đảo, mẹ ngồi sụp xuống, òa khóc nức nở. Hóa ra, Bi không hề bị tắc tuyến lệ. Chỉ vì chủ quan, lại liên tục nhỏ thuốc mắt có chứa corticoide cho Bi, mẹ đã khiến con mắc phải căn bệnh glocom quái ác (một loại bệnh mãn tính do tình trạng nhãn áp tăng gây tổn thương thần kinh thị giác, dân gian hay gọi là "thiên đầu thống") đến lúc phát hiện ra thì đã ở giai đoạn cuối.
Từ ngày mang con nhập viện, không đêm nào mẹ không thức trắng. Bố, bà nội và ông bà ngoại cũng trằn trọc chẳng ai ngủ được. Nghĩ đến đứa trẻ mới 8 tháng tuôi, chưa được nhìn thấy cuộc sống muôn màu, chẳng biết ngoài kia lá cây xanh như thế nào, ông mặt trời rực rỡ ra sao..đã phải đối mặt với nguy cơ mù lòa, nước mắt mẹ cứ chảy ra không ngừng. Ông trời đã ban con cho mẹ lành lặn khỏe mạnh, vậy mà mẹ lại làm hại đời con.
Chiều nay, khi cô ý tá vô tình chiếu bật đèn sáng, Bi lại khóc thét lên. Nhìn đứa con mới 8 tháng tuổi cứ giơ giơ đôi bàn tay nhỏ xíu, mò mẫm nắm lấy cổ áo mẹ, đôi mắt lờ đờ, khi mở ra lại chỉ thấy toàn tròng đen…trái tim mẹ nhưng hẫng đi một nhịp. Chỉ qua đêm nay thôi, sáng mai là mẹ sẽ nhận được kết quả của bác sĩ rồi. Mẹ cầu trời mong sao Bi có thể được phẫu thuật bình an, để con mẹ có thể nhìn thấy mặt trời và để mẹ có cơ hội chuộc lại những lỗi lầm này. 
Tâm sự của một độc giả giấu tên.

Đang ăn thạch rau câu, bé trai 4 tuổi tử vong

Đang ăn thạch rau câu, bé trai 4 tuổi tử vong
PNO - Chiều 17/7, cơ quan chức năng thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của cháu Nguyễn Cao Khang (4 tuổi).

 Theo tin ban đầu, trước đó, vào khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, mẹ của bé Khang là chị Trần Thị Sang (tạm trú khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) có mua một hũ thạch rau câu của người bán rong cho bé Khang ăn. Tuy nhiên, khi đang ăn nửa chừng, bé Khang bất ngờ ngã ra nền nhà, người tím tái, sùi bọt mép.

Ngay lập tức, gia đình đã đưa bé đi cấp cứu, nhưng bác sĩ cho biết bé đã tử vong.

Chị Sang ôm di ảnh con trai.

Phía gia đình bé Khang cho biết, khoảng hơn 1 tháng trước, khi đang ăn xúc xích, bé cũng bị hóc, phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM).

Tại đây, bé được xác định là bị viêm phế quản, khi ăn nhiều một lúc sẽ gây khó thở. Vì vậy, không loại trừ khả năng cháu Khang đã bị nghẹn khi ăn thạch rau câu, dẫn đến tử vong.

Được biết, gia đình chị Sang và anh Huy (chồng chị) có hoàn cảnh rất khó khăn, hiện tại không đủ tiền đưa thi thể bé về quê mai táng, nên đành gửi vào một nhà thờ ở gần đó.

Trước mắt, chính quyền địa phương phường Lái Thiêu cũng đã hỗ trợ gia đình anh chị số tiền 3 triệu đồng để lo ma chay. Nhiều người dân sống ở gần biết được hoàn cảnh của anh chị Sang cũng đang tích cực vận động, cùng nhau quyên góp tiền bạc để hỗ trợ gia đình chị.

Ngọc Thúy
Theo phunuonline

Ngoại tình - Em biết đã sai khi ngoại tình rồi anh ơi!

Ngoại tình - Em biết đã sai khi ngoại tình rồi anh ơi!
Anh à, thật sự khi viết ra những lời này, em sợ lắm. Sợ rằng anh sẽ cho em là con người không biết liêm sỉ, chỉ biết tính toán cho bản thân mình.
Em đi chán rồi lại quay về, em đã chọn người ta nhưng rồi ân hận, lại muốn về bên anh. Nhưng anh ơi, hãy hiểu cho em, hiểu cho nỗi lòng của một người vợ xa chồng như em.

Anh à, ngày anh đi xa làm ăn, em ở nhà cô quạnh một mình. Em đã ngoại tình, đó là cái tội không thể nào tha thứ, em biết điều đó chứ. Nhưng tới lúc anh nói ly hôn, em đã ngộ ra rất nhiều điều. Có lẽ, bước chân đi cấm kỳ trở lại, em cũng nghĩ có thể mình không còn cơ hội quay về nhưng em không thể làm gì được. Em muốn nói với anh một lời xin lỗi nhưng lại không thể mở miệng ra. Em cũng muốn hỏi anh vì sao em lại ngoại tình anh có biết không, nhưng em cũng dám nói gì. Em chỉ im lặng nghe anh chửi bới, anh lăng mạ, em thấy xấu hổ vô cùng.

Rồi, sự lựa chọn cuối cùng nhưng không phải là tốt nhất, em ra đi. Vì em nhận ra, trái tim anh đã nguội lạnh, anh đã khinh bỉ người vợ như em vô cùng, nên có muốn ở lại bên anh cũng chỉ là chuyện không tưởng, chuyện không vui và anh cũng sẽ không mong muốn điều đó. Và em ra đi trong sự luyến tiếc vô bờ bến. Em muốn được ở bên cạnh anh và con, được sống những tháng ngày cũ.

Em biết đã sai khi ngoại tình rồi anh ơi! - 1
Anh à, ngày anh đi xa làm ăn, em ở nhà cô quạnh một mình. Em đã ngoại tình, đó là cái tội không thể nào tha thứ, em biết điều đó chứ. (ảnh minh họa)

Anh biết không, ngày em xách đồ ra đi, em đã khóc thầm. Em cũng không dự tính là cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc vì em không tin vào điều đó. Một người phụ tình thì sẽ chẳng thể được vui. Vả lại, em ngoại tình chỉ vì quá thiếu thốn tình cảm, chỉ vì lúc anh vắng nhà, em cần có người dựa dẫm, không phải chuyện em muốn lấy người ta. Và em cũng không ngờ tới, anh lại bỏ rơi em ngay lần em phạm lỗi đầu tiên. Anh à, con người ai cũng có thể lầm lỡ, và ai cũng sẽ mắc sai lầm. Anh cũng vậy, em cũng vậy. Dù là sai lầm của em quá lớn nhưng cũng không phải không thể tha thứ. Tại sao anh lại đuổi em đi?!'

Giờ đây, em sống với người mới mà như cái bóng. Em nhận ra mình đã sai quá rồi. Những lời này em viết cho anh, mong anh cho em cơ hội được chuộc tội, cho em quay về được không anh, đừng bỏ rơi em như thế. Em nhớ anh và các con!

TT (Khampha.vn)