Nếu không theo dõi những diễn biến mới nhất của vụ việc CĐV Việt Nam bị đánh trên sân Shah Alam, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng: tại sao người Malaysia lại sợ CĐV Việt Nam đến thế? Người bị hành hung là CĐV Việt Nam chứ đâu phải là CĐV của Malaysia?
Thế nhưng nhận định đầy nghịch lý ấy đúng là đang tồn tại trong suy nghĩ của cộng đồng mạng Malaysia. Nguyên nhân là: Ngay sau khi trận đấu bán kết lượt đi AFF Cup 2014 giữa 2 đội kết thúc, bằng đủ thứ ngôn ngữ, những người được coi là “đại diện” cho cư dân mạng Việt Nam đã liên tục truy tìm facebook của các cầu thủ, CĐV bên phía Malaysia để buông những lời lẽ thiếu văn minh nhằm “tẩy chay hành động bạo lực trong bóng đá”.
CĐV Việt Nam 'gây bão' trên trang cá nhân của đội trưởng ĐT Malaysia
Một cách khách quan nhất, bất kể ai đã theo dõi diễn biến của trận đấu này đều có thể dễ dàng khẳng định rằng: đội bạn đã chơi quá rắn, thậm chí là chơi xấu với cầu thủ của chúng ta. Còn ở trên khán đài: CĐV của chúng ta đã bị hành hung, thậm chí là cả máu và nước mắt đều đã chảy. Đây là sự thật 100%, xót xa cho đồng bào mình 100%, thế nên cơn giận của cộng đồng là có thật 100%.
Nhưng nếu không biết cách thể hiện quan điểm của mình trên diễn đàn quốc tế, các bạn hoàn toàn có thể từ người đúng trở thành người sai. Thông điệp mà những CĐV Việt Nam muốn nói đến liệu có phải là tẩy chay bạo lực? vì đội bạn chơi xấu? vì CĐV Việt Nam bị hành hung?
CĐV nữ Việt Nam cũng bị các CĐV quá khích Malaysia hành hung
Vậy có ai dùng bạo lực để đi phản đối bạo lực không? Bạo lực ở đây không chỉ là bạo lực trong hành động mà còn là bạo lực trong ngôn ngữ. Bạo lực trong hành động thì có thể dễ dàng kiểm soát hơn, vì trước cơn sóng dư luận như vậy, các cơ quan chức năng sẽ tập trung và hoàn toàn có thể đưa ra các biện pháp để tăng cường an ninh trên sân Mỹ Đình ở trận lượt về. Còn thứ ngôn ngữ bạo lực mà những người “đại diện” cho thế hệ trẻ Việt Nam comment trên “đất bạn” thì chẳng có ai kiểm soát được cả.
Những CĐV Việt Nam có mặt trên sân Shah Alam nói gì?
Những người “đại diện” cho CĐV Việt Nam đi đòi công lý không biết có thật sự hiểu được những gì diễn ra trên sân Shah Alam lúc đấy không? Thực tế thì nhóm CĐV quá khích đó đúng là không đại diện cho 80 000 người Malaysia trên sân Shah Alam. Bởi sau khi xô xát xảy ra, nhóm CĐV này đã bị lực lượng an ninh trên sân Shah Alam khống chế. Còn phần đông CĐV Malaysia còn lại, họ tràn sang phía khán đài của CĐV Việt Nam với cử chỉ xin lỗi và muốn được tặng quà lưu niệm để mong 3000 người Việt Nam có mặt trên sân bỏ qua cho nhóm CĐV quá khích của họ.
Những người “đại diện” cho CĐV Việt Nam đi đòi công lý không biết có thật sự hiểu được những gì diễn ra trên sân Shah Alam lúc đấy không? Thực tế thì nhóm CĐV quá khích đó đúng là không đại diện cho 80 000 người Malaysia trên sân Shah Alam. Bởi sau khi xô xát xảy ra, nhóm CĐV này đã bị lực lượng an ninh trên sân Shah Alam khống chế. Còn phần đông CĐV Malaysia còn lại, họ tràn sang phía khán đài của CĐV Việt Nam với cử chỉ xin lỗi và muốn được tặng quà lưu niệm để mong 3000 người Việt Nam có mặt trên sân bỏ qua cho nhóm CĐV quá khích của họ.
Bộ trưởng thể thao Malaysia đã phải lên tiếng
Tất cả các cơ quan truyền thông và hầu hết người dân Malay đều đăng đàn xin lỗi CĐV Việt. Mà mới đây nhất chính là lời của ông Khairy Jamaluddin - Bộ trưởng thể thao Malaysia : “Không có cách nào có thể bào chữa những hành vi đó. Đặc biệt là đối với những vị khách trên đất nước chúng ta. Những hành động đó đã đi ngược với văn hóa của đất nước Malaysia. Cho dù họ là công nhân hay khách đến thăm Malaysia, chúng ta cũng không thể đối xử như vậy. Đám côn đồ này đã không nghĩ đến hậu quả mà CĐV Malaysia sẽ phải gánh chịu khi tới làm khách trên sân Mỹ Đình, Hà Nội"
Bài "CĐV Malaysia: Tại sao chúng tôi lại sợ CĐV Việt Nam đến thế?"
Theo Thethao247
Theo Thethao247
EmoticonEmoticon
Note: Only a member of this blog may post a comment.